Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Paget xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Paget xương là một dạng rối loạn chu trình tái tạo xương khiến xương bị suy yếu, biến dạng và dễ gãy. Đây là bệnh xương mạn tính, thường xảy ra ở nam giới ngoài 40 tuổi và những vị trí có nguy cơ cao là xương hộp sọ, xương cột sống, xương chậu và xương chân.
Bệnh paget xương không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với bệnh loãng xương, thế nên cần được kiểm tra kỹ càng
Bệnh paget là một bệnh rối loạn xương mạn tính do quá trình hủy xương cũ và tạo xương mới bị mất cân bằng. Cụ thể là tế bào xương mới được tạo ra nhanh hơn bình thường khiến xương mềm và yếu dẫn đến đau xương, dị dạng xương và gãy xương
Căn bệnh này không ảnh hưởng đến tất cả xương mà chỉ thường xảy ra ở xương chậu, hộp sọ, cột sống và xương chân. Nguy cơ bị paget xương gia tăng theo tuổi và tỷ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nữ giới.
Người bệnh paget xương có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như mất thính giác (đối với paget xương sọ) và chèn ép rễ thần kinh (đối với paget cột sống). Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm, thế nên mọi cách thức chữa trị đều hướng đến mục đích kiểm soát diễn biến xấu của bệnh.
Bệnh paget xương dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều rắc rối. Các bạn có thể bị biến dạng cột sống, giảm thính giác, tê bì chân tay, suy tim, ung thư xương khi mắc căn bệnh này.
Nghiêm trọng hơn, paget xương là bệnh mạn tính nên sẽ đeo bám “bị hại” đến suốt cuộc đời. Do đó, những “nạn nhân” của paget xương luôn phải sống trong sự bất an, lo lắng nếu không tìm được giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Ngoài đau xương, bệnh paget gần như không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, nếu ở những vùng xương cụ thể nhận thấy những biểu hiện bất thường dưới đây, bạn không nên bỏ qua nguy cơ paget xương:
Khi xương chậu bị paget xương sẽ gây đau toàn bộ vùng hông, háng và có thể lan xuống phần đùi trên.
Sự phát triển quá mức của xương trong hộp sọ có thể gây mất thính giác 1 hoặc 2 bên tai và kèm theo cơn đau đầu dữ dội.
Nếu cột sống của bạn bị paget xương sẽ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức, tê mỏi và ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
Paget xương chân có thể khiến chân bị uốn cong kiểu vòng kiềng. Một số trường hợp, xương chân bị biến dạng to hơn bình thường sẽ gây căng thẳng cho các khớp dẫn đến viêm khớp, điển hình là viêm khớp gối và viêm khớp hông.
Bệnh paget khiến xương bị biến dạng cong vẹo
Khi nhìn thấy được xương bị biến dạng hoặc nhận ra một bên tai mất thính lực bất thường thì đồng nghĩa với việc paget xương đã chuyển nặng. Lúc này, bạn cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất, ngăn chặn biến chứng nặng thêm và ảnh hưởng rộng ra những vị trí xương, khớp lân cận.
Nguyên nhân dẫn đến paget xương là do rối loạn tạo xương mới, nhưng tại sao lại có hiện tượng “rối loạn hủy và tạo tế bào xương” thì đến nay vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học chỉ dành sự nghi ngờ nhiều cho yếu tố môi trường, di truyền và tình trạng nhiễm virus trong tế bào xương.
Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi tác, giới tính và chủng tộc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh paget xương. Cũng bởi không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể, thế nên chưa có giải pháp phòng ngừa paget xương nào đảm bảo hiệu quả tối đa. Chúng ta chỉ tập trung chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
Nguồn dưỡng chất cơ thể hấp thụ được từ đồ ăn thức uống hàng ngày là cơ sở để xây dựng và phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh. Do đó, thiết kế khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng, nhất là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều Collagen, Vitamin D, Canxi, Magie… sẽ thúc đẩy tiến trình tái tạo và làm mới xương. Các bạn nên đến những trung tâm dinh dưỡng lớn để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn tư vấn thực ăn uống có lợi nhất cho sự phát triển của xương khớp.
Tham vấn chuyên gia về chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp (Ảnh: Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động – Xét nghiệm Nutrihome)
Vận động giúp xương khớp được co duỗi, đàn hồi và hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn, từ đó tăng thêm thêm độ dẻo dai, chắc khỏe và linh hoạt. Nếu không có thời gian đến các phòng tập chuyên nghiệp, bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng tại nhà khoảng 30 phút mỗi ngày.
Bổ sung tinh chất thiên nhiên chuyên biệt
Ngoài những dưỡng chất cơ thể chuyển hóa được từ thức ăn, bổ sung thêm tinh chất có khả năng tác động trực tiếp đến xương khớp, giúp tăng cường quá trình tái tạo xương và thúc đẩy sản sinh tế bào xương mới, giúp xương chắc khỏe được xem là giải pháp mới trong điều trị các bệnh về xương khớp hiện nay.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh bộ dưỡng chất: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root,…(có trong JEX thế hệ mới) có khả năng kích thích tái tạo tế bào xương mới, tăng mật độ xương, bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Do đó, bạn có thể bổ sung JEX thế hệ mới vào chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp mỗi ngày để tăng khả năng phòng tránh thiếu xương cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác (điển hình như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp).
Kiểm tra hình ảnh và xét nghiệm máu là hai cách chẩn đoán bệnh paget xương chính xác và nhanh chóng nhất.
Hình ảnh X-quang và cộng hưởng từ MRI hoặc CT scan sẽ phản ánh chi tiết những thay đổi bất thường của xương, điển hình là tình trạng cong vẹo và mở rộng xương đặc trưng của người bệnh paget. Bên cạnh đó, nhìn vào hình ảnh X-quang, bác sĩ sẽ loại trừ được các bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp, loãng xương…
Những người mắc bệnh paget thường có nồng độ phosphatase kiềm trong máu cao hơn bình thường (phosphatase kiềm là enzyme có ở tất cả các mô của cơ thể). Do vậy, xét nghiệm máu được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh paget xương.
Paget chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ giúp chúng ta kiểm soát biến chứng và diễn tiến của bệnh bằng các loại thuốc phù hợp như thuốc trị loãng xương (bisphosphonates) hoặc thuốc kích thích sản sinh hormone calcitonin giúp điều hòa canxi và chuyển hóa xương.
Một số trường hợp paget xương đã biến chứng làm biến dạng xương, bác sĩ cần phải tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại hình dạng xương và giảm áp lực lên dây thần kinh cũng như các bộ phận liên quan khác. Vì paget xương khiến cơ thể gia tăng quá mức mạch máu trong xương, nên nguy cơ mất nhiều máu trong lúc thực hiện phẫu thuật rất cao.
Để tránh rủi ro có thể xảy ra, các bạn cần tìm cho mình một bệnh viện xương khớp thật sự uy tín và tên tuổi. Tại đây, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả phẫu thuật paget xương cao nhất cho bạn.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ