Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Sụn chêm hình đĩa: Yếu tố gây đau khớp gối ít người biết
Sụn chêm hình đĩa là dị dạng hiếm gặp của sụn chêm và là một trong những nguyên nhân gây đau và giảm phạm vi chuyển động khớp gối. Vậy khi phát hiện hình thái sụn chêm bất thường này, chúng ta cần xử lý như thế nào để đảm bảo cấu trúc cũng như chức năng vận động cho đầu gối?
Sụn chêm là phần sụn nằm giữa xương chày và xương đùi. Theo tiếng Hy Lạp, sụn chêm xuất phát từ chữ Meniscus có nghĩa là lưỡi liềm.
Mỗi đầu gối sẽ có hai sụn chêm (sụn chêm trong và sụn chêm ngoài), đóng vai trò như tấm đệm lót hay thiết bị giảm xóc giúp hấp thụ chấn động, điều phối lực và ổn định khớp gối, từ đó bảo vệ các đầu xương khi vận động.
Về mặt cấu tạo, sụn chêm trong được mô tả giống hình chữ C (bao phủ 50% bề mặt mâm chày), còn sụn chêm ngoài có hình dạng giống chữ O (bao phủ khoảng 70% bề mặt mâm chày). Vì thuộc khớp gối – vị trí chịu lực tác động lớn và cử động liên tục, thế nên sụn chêm cũng như các thành phần khác của đầu gối rất dễ gặp tổn thương.
Sụn chêm hình đĩa là một dị dạng bẩm sinh của sụn chêm, không phải bệnh lý. Nếu sụn chêm bình thường có hình lưỡi liềm, thì sụn chêm hình đĩa sẽ trông giống như chiếc đĩa hoặc hình bầu dục do lớp sụn dày hơn và bao phủ toàn bộ bề mặt mâm chày (một số trường hợp sụn chêm hình đĩa không phủ hết mặt mâm chày).
Sụn chêm hình đĩa có thể gây đau nhức khớp gối và tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa khớp (Nguồn ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Sụn chêm với hình dạng bất thường này dễ làm kẹt khớp gối, khiến việc di chuyển gặp khó khăn và gây đau nhức. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp “sở hữu” sụn chêm hình đĩa đều có thể sinh hoạt, vận động bình thường mà không gặp bất kỳ vấn đề gì trong suốt cuộc đời.
Đã dị dạng, sụn chêm hình đĩa còn mang nhiều biến thể khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng hình dung, người ta đã phân sụn chêm “lạ” này thành 3 loại:
Dày và rộng hơn sụn chêm bình thường, nhưng sụn chêm hình đĩa không hoàn toàn vẫn chưa thể che phủ hết bề mặt mâm chày (chỉ che phủ được 80%) và biến thể này chiếm khoảng 10%.
Đây là biến thể chủ yếu của sụn chêm hình đĩa với diện tích đủ rộng để phủ kín toàn bộ bề mặt mâm chày.
Sự bất thường của loại sụn chêm Wrisberg không phải vì hình dạng mà là bởi chúng không có dây chằng gắn vào mâm chày. Do đó, loại sụn chêm hình đĩa này có thể di động tự do trong khớp gối và tạo ra âm thanh lục cục khi đầu gối cử động.
Khớp gối sẽ phải đối mặt với nguy cơ chấn thương cao hơn khi sụn chêm dị dạng hình đĩa. Bởi vì với hình dạng bất thường (dày và rộng hơn), sụn chêm hình đĩa dễ bị mắc kẹt khi đầu gối di chuyển dẫn đến tình trạng rách sụn và gây đau nhức khớp.
Sụn chêm hình đĩa bị rách hoặc mắc kẹt sẽ gây đau nhức, sưng tấy và căng khớp gối
Đặc biệt, trường hợp dây chằng kết nối sụn chêm hình đĩa vào mâm chày yếu, lỏng lẻo hoặc không có (sụn chêm di động Wrisberg), việc cử động đầu gối sẽ gặp khó khăn và khả năng chống đỡ cũng suy yếu rõ rệt. Điều này làm gia tăng rủi ro chấn thương đầu gối, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của “khổ chủ”.
Tổn thương sụn chêm hình đĩa gặp phải thường là trong các tình huống cụ thể như xoay, vặn đầu gối bằng lực mạnh hoặc thay đổi chuyển động bất ngờ khi chơi thể thao… Những vấn đề liên quan đến phiên bản dị dạng của sụn chêm thường biểu hiện rất sớm (lứa tuổi thiếu niên) và hầu hết các chỉ định y khoa đều được đưa ra vào giai đoạn này.
Sụn chêm hình đĩa là một dị tật bẩm sinh (sinh ra đã có hình dạng bất thường) chưa xác định chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc dị tật này rất hiếm và không phải ai chào đời với sụn chêm hình đĩa cũng gặp rắc rối, cần can thiệp y tế.
Dị tật sụn chêm không cản trở bất kỳ hoạt động nào của bạn nếu chúng nằm yên trên bề bề mặt mâm chày và thực hiện đúng chức năng của một lớp đệm lớp đầu xương khớp gối. Nhưng nếu nhận thấy những triệu chứng sụn chêm hình đĩa bất ổn dưới đây, bạn cần sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt:
Đau nhói đầu gối, nhất là khi ngồi xổm hoặc quỳ.
Sưng phần mềm xung quanh đầu gối.
Căng cứng khớp.
Phạm vi cử động bị thu hẹp, khó duỗi thẳng đầu gối.
Đây là các biểu hiện cảnh báo sụn chêm hình đĩa đang bị tổn thương (chủ yếu là rách sụn). Lúc này, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác vấn đề sụn chêm đang gặp phải, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo cấu trúc và chức năng cho khớp gối.
Phần lớn những người có sụn chêm hình đĩa không hề hay biết sự tồn tại của dị tật này trong cơ thể cho đến khi phải thực hiện chẩn đoán xác định sụn chêm hình đĩa bị rách hoặc bị kẹt trong khớp thông qua các thủ tục kiểm tra sau:
Bác sĩ sẽ kiểm tra sụn chêm thông qua động tác co và duỗi thẳng đầu gối. Nếu là sụn chêm hình đĩa sẽ phát ra âm thanh lộp cộp hoặc lách cách (có thể nghe thấy). Trường hợp sụn chêm hình đĩa bị rách, một phần của sụn chêm sẽ bật ra khỏi khớp gối và bạn có thể nhìn thấy ngay dưới da.
Bác sĩ kiểm tra vận động của khớp gối để chẩn đoán sụn chêm hình đĩa
Sau khi kiểm tra vận động, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) để có được hình ảnh rõ nét hơn về tình trạng của sụn chêm hình đĩa:
Chụp X-quang: Kỹ thuật này không cho thấy vết rách cũng như trạng thái mắc kẹt của sụn chêm hình đĩa, nhưng cho phép bác sĩ biết được liệu có nguyên nhân nào khác gây đau khớp gối hay không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh sắc nét mà công nghệ MRI cung cấp giúp bác sĩ xác định cụ thể tình trạng cũng như vị trí vết rách bên trong sụn chêm hình đĩa.
Sau khi kết luận, sụn chêm hình đĩa bị rách hoặc mắc kẹt là nguyên nhân khiến đầu gối đau nhức, căng cứng và khó cử động, bác sĩ sẽ lập tức chỉ định phương pháp khắc phục. Tùy vào mức độ tổn thương của sụn chêm, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp với từng bệnh nhân.
Một khi sụn chêm hình đĩa được chẩn đoán bị rách hoặc mắc kẹt trong khớp thì việc can thiệp y tế là điều bắt buộc. Dưới đây là hai hướng điều trị sụn chêm hình đĩa đang được áp dụng hiện nay:
Đối với những bệnh nhân bị đau nhưng vẫn có thể cử động khớp gối linh hoạt có thể thực hiện các phương pháp điều trị đơn giản gồm vật lý trị liệu với các bài tập co duỗi đầu gối và dùng thuốc giảm đau chống viêm. Nếu triệu chứng đau mỏi khớp gối không được cải thiện, bác sĩ vẫn phải tiến hành phẫu thuật nội soi khớp.
Kỹ thuật nội soi hiện đại giúp bác sĩ tiếp cận sụn chêm một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng thông qua một vết rạch nhỏ. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để cắt chỉnh phần sụn bị rách hoặc loại bỏ phần sụn bị mắc kẹt, rồi tái tạo lại sụn chêm hình đĩa cho giống với cấu trúc bình thường.
Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ bình phục hoàn toàn. Thế nhưng, một số trường hợp sẽ vẫn bị đau khi vận động và có thể bị thoái hóa khớp gối về sau.
Hậu phẫu, bệnh nhân được bác sĩ đeo nẹp cố định khớp gối để vết thương nhanh bình phục hơn. Thời gian lấy lại toàn bộ sức mạnh và khả năng vận động cho khớp gối sau điều trị phẫu thuật sụn chêm hình đĩa là khoảng 6 tuần. Để khớp gối phục hồi một cách tối ưu, người bệnh chú ý những điều quan trọng như:
Tích cực tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tránh tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
Duy trì vận động nhẹ nhàng và điều độ.
Vận động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sụn khớp
Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân bị rách sụn nói chung và rách sụn chêm hình đĩa nói riêng sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp gối về sau. Chính vì lẽ đó, việc ngăn chặn hình thành và tiến triển của bệnh lý này cần được chú trọng từ sớm.
Hiện nay, giải pháp ức chế các yếu tố gây viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn để làm chậm quá trình thoái hóa khớp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Và JEX thế hệ mới chính là sản phẩm có thể làm tốt điều này
Tổng hợp các tinh chất thiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới tác động trực tiếp lên mô liên kết sụn khớp, hỗ trợ kích thích sản sinh chất nền giúp tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn. Hơn nữa, nguồn tinh chất chuyên biệt này còn mang lại tác dụng hỗ trợ ức chế chất gây viêm và kiểm soát quá trình viêm, bảo vệ sụn khớp vững chắc, từ đó hỗ trợ bệnh nhân phẫu thuật sụn chêm hình đĩa phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ