Thấp khớp cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Thấp khớp cấp là bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes) vùng hầu họng. Loại bệnh này phổ biến ở các nước đang phát triển và thường xuất hiện ở trẻ em. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu thấp khớp cấp là gì, nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp là gì?

Thấp khớp cấp còn được gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp. Đây là một bệnh do nhiễm trùng khuẩn huyết tán, gây viêm nhiễm mạn tính ở các phần dịch khớp và hệ miễn dịch chống lại các mô tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn đến những triệu chứng đặc trưng như đau, sưng, cứng khớp. Thấp khớp cấp gây tổn thương các khớp, nhưng nghiêm trọng nhất là tim, thậm chí đe dọa tính mạng.

Theo nhiều thống kê, bệnh thấp khớp cấp thường xuất hiện vào mùa thu và cuối mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh, ẩm và có những thay đổi đột ngột về khí hậu. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của vi khuẩn.

Trong thời điểm này, trẻ em dễ mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên, làm tiền đề cho sự phát triển của bệnh thấp khớp cấp và thấp tim. Do đó, trong những mùa cuối năm, khi thời tiết thay đổi đột ngột, phụ huynh cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho con trẻ.

Đối tượng dễ bị thấp khớp cấp

Thấp khớp thấp thường xảy ra ở trẻ em

Thấp khớp cấp có lây truyền không?

Bệnh thấp khớp cấp không phải là bệnh lây truyền giữa người sang người. Đây là một loại phản ứng miễn dịch của cơ thể, không thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, người bị viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc bệnh tinh hồng nhiệt vẫn có thể lan truyền vi khuẩn đến người khác qua giọt bắn, khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

Vì vậy, nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình có triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc bệnh tinh hồng nhiệt, hãy chú ý hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan bệnh, bảo vệ sức khỏe của mọi người trong gia đình và cộng đồng.

Biểu hiện thấp khớp cấp thường gặp

Triệu chứng thấp khớp cấp khá đa dạng, có thể thay đổi theo quá trình diễn tiến của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thấp khớp cấp thường gặp:

1. Biểu hiện ở khớp

Biểu hiện thấp khớp cấp có thể nhận biết thông qua các triệu chứng viêm khớp như sưng, nóng, đỏ và đau tại các vị trí như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay. Thông thường, viêm khớp xuất hiện ở khoảng 35 – 66% trong trường hợp sốt thấp khớp. Triệu chứng viêm khớp thường hiển hiện sớm, có thể xuất hiện trong khoảng 21 ngày kể từ sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.

Biểu hiện của thấp khớp cấp

Viêm khớp là triệu chứng phổ biến của bệnh

2. Biểu hiện ở tim

Bệnh viêm toàn tim liên quan đến triệu chứng thấp khớp cấp chiếm khoảng 50 – 70%. Tình trạng này thường gây ra các vấn đề như viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc và viêm cơ tim. Tuy nhiên, viêm nội mạc van tim là tổn thương nặng nhất. Van hai lá và van động mạch chủ là những van dễ bị tổn thương nhất. Tương tự như biểu hiện viêm khớp, triệu chứng này xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi mắc một đợt viêm họng do liên cầu.

3. Biểu hiện trên da

Da xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc các vết hồng ban có kích thước từ vài mm đến 2 cm và không gây đau, sau vài tuần đầu tiên từ khi phát bệnh. Biểu hiện này thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc viêm toàn tim ở mức độ nặng. Tuy nhiên, chúng hiếm khi tồn tại lâu hơn một tháng.

Nhiều trường hợp, nổi các vòng ban màu hồng, xếp thành quầng có đường kính từ 1 đến 2 mm. Các vòng ban thường xuất hiện ở vùng thân, mạn sườn, gốc chi. Tình trạng này chỉ chiếm dưới 6% trong tổng số các trường hợp sốt thấp khớp. Các triệu chứng ngoài da thường xuất hiện kèm theo biểu hiện sốt cao (trên 38,5 độ C)

4. Các triệu chứng khác

Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng thấp khớp cấp khác như múa giật. Đây là hành động tự phát của cơ thể, không thể kiểm soát. Tình trạng này chiếm khoảng 10 – 30% và thường xuất hiện ở các vùng tay, chân và mặt. Múa giật xuất hiện từ 1 đến 8 tháng sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Một số nguyên nhân gây ra thấp khớp cấp

1. Nguyên nhân thấp khớp thấp do di truyền

Một số trường hợp trẻ mắc bệnh thấp khớp cấp do yếu tố di truyền, nhất là những gia đình đã từng có ba, mẹ, ông, bà hoặc người thân mắc bệnh này. Việc di truyền gen có thể góp phần làm cho bệnh này phổ biến hơn trong một số gia đình.

2. Nguyên nhân từ viêm đường hô hấp

Khoảng 50 – 70% trường hợp bị bệnh thấp khớp cấp có liên quan đến vi khuẩn gây viêm cấp tính đường hô hấp trên, đặc biệt là loại vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm họng đều biến chứng thành thấp khớp cấp. Chỉ khoảng 2 – 3% người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn bị thấp khớp cấp.

3. Nguyên nhân thấp khớp cấp từ bệnh lý tim mạch

Một số bệnh lý về tim có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh thấp tim như hở van tim, suy tim, hoặc thiệt hại đối với các van hai lá, van tim khác. Các vấn đề về tim có thể làm suy yếu khả năng hoạt động của tim, dẫn đến tình trạng thấp tim.

Nguyên nhân thấp khớp cấp

Bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thấp khớp cấp

4. Nguyên nhân từ môi trường sống

Ngoài các nguyên nhân trên, điều kiện sống và môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cấp. Khí hậu lạnh, ẩm ướt cùng với môi trường sống ô nhiễm có thể làm tăng khả năng mắc bệnh thấp tim.

Đối tượng nào dễ mắc thấp khớp cấp?

Sốt thấp khớp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Đặc biệt, thấp khớp cấp hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và cũng ít gặp ở người lớn. Các bệnh viêm nhiễm như liên cầu khuẩn nhóm A, thường rất dễ lây lan trong các nhóm tập thể như trường học, khu vực huấn luyện, trung tâm chăm sóc,… Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thực tế cho thấy, sốt thấp khớp vẫn có thể tái phát ở một số người, đặc biệt khi họ bị viêm họng do liên cầu hoặc bệnh tinh hồng nhiệt trước đó.

Thấp khớp cấp có nguy hiểm không?

Thấp khớp cấp có thể gây hại và đe dọa sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mặc dù, bệnh không thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, nhưng có thể lây truyền từ người bị viêm họng hoặc mắc bệnh tinh hồng nhiệt do liên cầu khuẩn, qua giọt bắn hoặc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của họ.

Thấp khớp cấp phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nơi có điều kiện sống kém, dân cư đông đúc. Việc không đảm bảo chăm sóc sức khỏe đầy đủ và phòng ngừa bệnh tật làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm liên quan.

Thấp khớp cấp có nguy hiểm không

Thấp khớp cấp có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách

Một số biến chứng thường gặp ở bệnh thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, đặc biệt là van nằm ở giữa buồng tim trái, hay còn được gọi là van hai lá. Tuy nhiên, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Các tổn thương có thể xảy ra:

  • Hẹp van: Gây cản trở dòng máu chảy trong các buồng của tim, dẫn đến các ảnh hưởng về lưu thông máu.
  • Hở van: Dòng máu không chảy đúng cách qua các buồng tim, gây rối loạn về dòng máu.
  • Tổn thương cơ tim: Tình trạng viêm gây ra bởi sốt thấp khớp có thể làm yếu cơ tim, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.

Ngoài ra, biến chứng của thấp khớp cấp có thể gây tổn thương van hai lá và các van khác hoặc tổn thương cơ tim như suy tim, hay nhịp tim không đều do rung nhĩ. Thế nên, điều trị thấp khớp cấp kịp thời và đúng cách rất quan trọng, giúp ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh lý này đến sức khỏe tổng thể.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Để tránh nguy cơ biến chứng bệnh sốt thấp khớp, việc thăm khám và chữa trị dứt điểm ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng viêm họng rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cần đến bệnh viện trong các trường hợp sau đây:

  • Đau họng nhưng không đi kèm các triệu chứng bệnh cảm khác.
  • Đau họng kèm hạch bạch huyết sưng tấy.
  • Lưỡi đỏ và nổi nhiều mụn.
  • Xuất hiện những vết đỏ nổi từ đầu và cổ, lan rộng đến thân và các chi.
  • Gặp khó khăn khi nuốt, thậm chí nước bọt cũng khó nuốt.
  • Chảy máu mũi đặc (trường hợp này thường xảy ra đối với trẻ dưới 3 tuổi bị thấp khớp cấp).

Thăm khám thấp khớp cấp thường xuyên

Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng như trên

Phương pháp chẩn đoán thấp khớp cấp

1. Xét nghiệm lâm sàng và tiền sử dịch tễ

Phương pháp đầu tiên để chẩn đoán bệnh thấp tim là xét nghiệm lâm sàng và tiền sử dịch tễ của bệnh nhân. Lịch sử y tế và độ tuổi của bệnh nhân sẽ được bác sĩ thu thập để xác định nguyên nhân gây bệnh thấp khớp cấp. Nếu bệnh nhân là trẻ em và có các vấn đề liên quan đến van tim, nguyên nhân thường xuất phát từ thấp khớp cấp, trừ bệnh tim bẩm sinh.

2. Kiểm tra nhịp tim

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nhịp tim của người bệnh để tìm hiểu có sự bất thường nào ở tim. Từ kết quả kiểm tra này, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng của van tim hoặc những tổn thương khác liên quan đến bệnh thấp tim.

3. Xét nghiệm công thức máu và đo điện tâm đồ

Xét nghiệm liên cầu nhóm A và xét nghiệm công thức máu cũng là một phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán thấp khớp cấp. Xét nghiệm này giúp xác định có sự hiện diện của vi khuẩn liên cầu nhóm A trong cơ thể hay không. Đồng thời, đo điện tâm đồ và X-quang tim phổi cũng có thể được chỉ định để kiểm tra tổn thương ở vùng liên nhĩ và vách nhĩ thất.

Chẩn đoán thấp khớp cấp

Xét nghiệm máu sẽ giúp cho kết quả chính xác nhất

Các phương pháp điều trị thấp khớp cấp

Sau khi đã chẩn đoán bệnh sốt thấp khớp thông qua các phương pháp xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tim,… Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị liên cầu khuẩn, cắt giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh.

1. Điều trị thấp khớp cấp bằng thuốc kháng sinh

Để tiêu diệt liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu như Penicillin. Trường hợp người bệnh dị ứng với thuốc này, bác sĩ có thể thay thế bằng các loại thuốc kháng sinh khác như Cephalosporin phổ hẹp, Azithromycin, Clarithromycin,… Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn dị ứng với bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.

Sau khi quá trình điều trị hoàn tất, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiếp tục một đợt kháng sinh mới để ngăn ngừa tái phát bệnh. Do đó, nếu là trẻ nhỏ cần phải sử dụng thuốc cho đến khi 20 tuổi. Người lớn có thể dùng kháng sinh ít nhất năm năm để điều trị phòng ngừa.

2. Điều trị bệnh thấp khớp cấp bằng thuốc chống viêm

Trường hợp bệnh nhân sốt thấp khớp bị sưng đau khớp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm như Aspirin, Naproxen,… để giảm thiểu tình trạng này. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng Corticoid như Prednisone. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết đường tiêu hóa,…

3. Sử dụng thuốc chống co giật để điều trị bệnh thấp khớp cấp

Với những người bệnh có triệu chứng múa giật, không kiểm soát được hành vi, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc chống co giật phổ biến như Acid Valproic, Carbamazepin, Haloperidol,…

Thuốc điều trị thấp khớp cấp

Điều trị bệnh bằng thuốc kê đơn của bác sĩ

Cách phòng tránh sốt thấp khớp cấp

1. Vệ sinh môi trường để phòng bệnh thấp khớp cấp

Điều kiện sống kém, môi trường thiếu trong lành, ẩm thấp và nhiều khói bụi là những yếu tố khiến các bệnh hô hấp và bệnh thấp khớp cấp phát triển. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, bạn cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ bằng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phơi chăn màn và thay ga đệm để giữ cho không gian trong nhà luôn sạch sẽ.
  • Tạo môi trường sống khô ráo và thoáng đãng, hạn chế ẩm ướt.
  • Trồng nhiều cây xanh giúp cải thiện chất lượng không khí và làm cho môi trường trong lành hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn cây trồng phù hợp nếu bạn có cơ địa dị ứng phấn hoa.

2. Giữ gìn vệ sinh cơ thể để đề phòng nguy cơ mắc bệnh

Vi khuẩn liên cầu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thấp khớp cấp. Để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn này, bạn cần thực hiện thói quen vệ sinh cơ thể thường xuyên:

  • Sử dụng xà phòng hoặc gel tắm có chứa thành phần kháng khuẩn để giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, hãy dùng khăn sạch và thường xuyên thay quần áo để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan lên cơ thể.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh tình trạng bám mảng vi khuẩn gây hại. Sử dụng kem đánh răng chứa fluor có thể giúp củng cố men răng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng hay viêm nướu.
  • Thói quen súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng có thể giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn và virus có hại trong họng, giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Giữ ấm và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh thấp khớp cấp

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khí hậu lạnh và môi trường mùa đông khắc nghiệt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp, vì vậy, việc giữ ấm cơ thể trở nên vô cùng quan trọng. Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu lạnh giá quanh năm, hãy đảm bảo cơ thể luôn ấm áp, mặc đủ quần áo ấm và đừng quên mang theo mũ, khăn quàng cổ, găng tay khi ra ngoài.

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng sức đề kháng

Sức đề kháng yếu là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổng quát, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cấp. Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng, nhằm tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cơ thể có đủ khả năng chống chọi với bệnh tật. Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm để tăng cường sức đề kháng:

  • Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng. Trong đó năng lượng nên chiếm khoảng 55 – 65% tổng khẩu phần, chất béo (20 – 25%) và chất đạm (15 – 20%).
  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt, kẽm, selen…
  • Uống đủ nước từ 2 – 2,5l/ngày, tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi người. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể sử dụng thêm nước chanh, nước cam, sả gừng để hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch tự nhiên.

Thấp khớp cấp nên ăn gì

Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp phòng tránh bệnh thấp khớp cấp

5. Tiêm phòng tăng hiệu quả phòng tránh bệnh thấp khớp cấp

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh thấp khớp cấp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng bằng penicillin, một loại thuốc có tác dụng chậm, thường được tiến hành ngay sau quá trình điều trị bệnh thấp khớp cấp. Việc tuân thủ đúng lịch tiêm phòng sẽ giúp duy trì mức độ miễn dịch cao, giảm nguy cơ tái phát bệnh và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Sốt thấp khớp cấp là một bệnh lý có tính nguy hiểm, cần được chăm sóc, điều trị đầy đủ và kịp thời. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc nâng cao ý thức phòng ngừa và tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

13:05 17/10/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ