Viêm gân cơ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách diều trị
Viêm gân cơ là bệnh khá phổ biến, xảy ra khi các dải mô liên kết xương với bó cơ bị kích ứng hoặc viêm do chấn thương, hoạt động lặp đi lặp lại hay quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể… Bệnh thường gặp ở người lao động nặng, vận động viên thể thao, người dùng máy tính nhiều và người cao tuổi.
Vai bị đông cứng, sưng và đau nhức do gân bị viêm.
Viêm gân là gì?
Viêm gân là tình trạng viêm hoặc kích ứng của gân - những dải mô dày kết nối xương với các bó cơ. Khi gân bị viêm sẽ gây ra cảm giác đau, khó cử động và sưng quanh khớp chịu ảnh hưởng.
Vị trí gân bị viêm phổ biến nhất là vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Hầu hết các trường hợp bị viêm gân đều được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc, tiêm thuốc và vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, khi gân bị tổn thương nặng (rách gân), bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại gân. Đặc biệt, nếu chứng viêm kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sẽ dẫn đến viêm gân mạn tính - dạng thoái hóa do thiếu máu nuôi gân, khiến người bệnh bị đau nhức dai dẳng.
Các dạng viêm gân thường gặp nhất
Gân ở bất kì vị trí nào trên cơ thể đều có thể bị viêm, nhưng nguy cơ cao hơn cả là tại những vùng dưới đây:
-
Tại khuỷu tay: Viêm lồi cầu xương cánh tay hay còn gọi là khuỷu tay người chơi tennis, viêm mỏm trên lồi cầu cánh tay.
-
Tại vai: Viêm gân nhị đầu vai.
-
Tại cổ tay: Viêm bao gân cổ tay.
-
Tại đầu gối: Viêm gân bánh chè.
-
Tại gót chân: Viêm điểm bám gân Achilles.
-
Tại ngón tay: Viêm gân gấp ngón tay (ngón tay lò xo).
Viêm gân tại mỗi vị trí sẽ có mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi trường hợp để đưa ra hướng giải quyết thích hợp.
Triệu chứng đặc trưng của viêm gân
Khi bị viêm gân, triệu chứng mà người bệnh có thể nhận thấy rõ ràng nhất là cảm giác đau nhức xung quanh vị trí của gân bị viêm. Cơn đau sẽ tăng nặng và trở nên dữ dội hơn khi cử động khớp xương cận kề. Cùng với đó, viêm gân cũng khiến vùng bị ảnh hưởng sưng nhẹ và khó cử động (tình trạng khó cử động thường xảy ra ở khớp vai gọi là viêm cứng khớp vai).
Gân bị viêm sẽ gây đau nhức và cảm giác này sẽ tăng nặng khi bạn cử động.
Gân có thể trở lại trạng thái bình thường chỉ bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà nếu được phát hiện sớm. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi cảm giác đau nhức, sưng tấy vẫn tiếp diễn, thậm chí cản trở các sinh hoạt đời thường sau vài ngày nghỉ ngơi tích cực.
Nguyên nhân gây viêm gân là gì?
Gân bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để dễ hình dung, chúng ta có thể phân loại các nguyên nhân gây ra viêm gân thành 2 nhóm là tác động từ bên ngoài và bệnh lý xương khớp.
Nhóm 1: Tác động từ bên ngoài
Những yếu tố tác động từ bên ngoài khiến gân bị tổn thương (viêm, rách hoặc đứt) bao gồm:
-
Lặp đi lặp lại một cử động
Việc lặp đi lặp lại liên tục một cử động nào đó, trong khoảng thời gian dài tạo ra áp lực lớn làm cho gân dễ bị viêm. Do đó, tỷ lệ viêm gân ở những người làm công việc như chăm sóc vườn, thợ mộc, lao công, họa sĩ, nhân viên đánh máy… thường rất cao.
-
Sai kỹ thuật khi tham gia một số môn thể thao
Bạn sẽ dễ bị viêm gân hơn người khác nếu thường xuyên tham gia thể thao, nhưng không nắm chắc kỹ thuật. Chơi thể thao sai kỹ thuật khiến gân phải làm việc quá tải, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm.
Nhóm 2: Sự bất thường và bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp… không chỉ làm suy yếu cấu trúc xương khớp, mà còn gây căng thẳng cho các mô mềm quanh khớp, mà chủ yếu là gân. Ngoài ra, sự bất thường của xương, chẳng hạn như chiều dài hai chân không bằng nhau, vai bên thấp bên cao… cũng tăng thêm rủi ro bị viêm cơ gân.
Đối với những ai đang mắc các bệnh xương khớp, cùng với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra, nên bổ sung thêm các dưỡng chất giúp chăm sóc mô xương và sụn khớp chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm JEX thế hệ mới. Nhờ ứng dụng thành tựu sinh học phân tử, JEX thế hệ mới giúp tác động “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh của bệnh xương khớp giúp:
JEX thế hệ mới - Sản phẩm tiên tiến giúp chăm sóc xương khớp chắc khỏe đến từ Mỹ Cấu trúc khớp xương vững chãi, hoạt động trơn tru sẽ kiểm soát bệnh lý hiệu quả, giảm tác động và tổn thương đến mô mềm quanh khớp. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ viêm gân hoặc tăng khả năng hồi phục gân trong trường hợp đã bị viêm gân do bệnh lý xương khớp. |
Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu trên, những yếu tố như tuổi tác, chấn thương, tư thế làm việc và vận động không phù hợp, thay đổi chuyển động đột ngột, nhiễm trùng xương… sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm gân.
Viêm gân có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời bằng những biện pháp thích hợp, viêm gân sẽ làm tăng nguy cơ đứt gân - một tình trạng tổn thương gân nghiêm trọng, yêu cầu phải phẫu thuật mới có thể khôi phục. Hơn nữa, tình trạng viêm gân kéo dài sẽ biến chứng thành dạng mạn tính với sự phát triển bất thường của các mạch máu mới.
Viêm gân cản trở cử động của khớp xương làm suy giảm chức năng vận động
Và đương nhiên, gân bị tổn thương, trở nên yếu ớt sẽ cản trở và giảm chức năng vận động của cả hệ cơ xương khớp. Lúc này, những sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn sẽ bị gián đoạn, khiến cuộc sống rơi vào bế tắc.
Phòng và điều trị viêm gân như thế nào?
Bệnh viêm gân không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, mà còn làm suy giảm chức năng vận động của xương khớp. Vậy nên, trang bị đầy đủ kiến thức phòng và điều trị sẽ giúp bạn biết cách xử lý kịp thời khi gân có biểu hiện viêm.
Cách phòng tránh viêm gân
Không chắc chắn có thể tránh được hoàn toàn rủi ro viêm gân, thế nhưng khi chú ý những vấn đề sau đây, gân của bạn sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị viêm:
-
Không vận động quá mức.
-
Tập luyện chéo (kết hợp nhiều bài tập khác nhau).
-
Nắm chắc kỹ thuật khi chơi thể thao.
-
Kéo giãn xương khớp sau khi làm ấm cơ bắp.
-
Điều chỉnh bàn ghế làm việc và tư thế vận động phù hợp.
-
Khởi động tăng sức mạnh cơ bắp trước khi chơi thể thao.
-
Nghỉ giữa giờ khi làm công việc phải lặp đi lặp lại một động tác.
Kế hoạch điều trị viêm gân
Khắc phục viêm gân cơ cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc, vật lý trị liệu và thậm chí là phẫu thuật. Tùy vào mức độ và vị trí gân bị tổn thương, bác sĩ sẽ điều chỉnh các phương pháp điều trị một cách hợp lý.
-
Nghỉ ngơi, thư giãn
Các phương pháp không dùng thuốc như: nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ vùng gân cơ bị đau, chườm lạnh giúp giảm đau, kiểm soát tiến trình viêm. Đối với trường hợp bị viêm gân mạn tính, bạn không được chườm lạnh mà phải chườm nóng để tăng dòng máu đến vùng tổn thương giúp gân mau hồi phục.
-
Băng nẹp
Nếu bị đau nhiều thì bạn cần phải cố định vùng tổn thương bằng nẹp chỉnh hình hoặc băng chun. Làm như vậy sẽ giảm tác động lên cơ, xương, khớp và phần mềm quanh khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho gân ổn định trở lại.
Băng nẹp vùng tổn thương sẽ giúp giảm đau, cố định cử động khớp giúp gân nhanh hồi phục hơn
-
Dùng thuốc chống viêm
Nếu các biện pháp cải thiện tại chỗ không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, có thể uống hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí bị đau để làm chậm quá trình viêm gân.
-
Vật lý trị liệu
Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ hướng dẫn bạn những động tác tập luyện phù hợp, nhằm căng cơ giãn gân, tăng khả năng bình phục cho gân.
-
Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra khi gân bị đứt do viêm lâu ngày. Tiến hành phẫu thuật nhằm sửa chữa lại gân, đảm bảo chức năng vận động cho xương khớp.
Viêm gân càng trầm trọng, điều trị càng phức tạp. Chính vì lẽ đó, chủ động chăm sóc xương khớp, bảo vệ cơ thể và làm việc, sinh hoạt khoa học để giảm tổn thương gân là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.