Đau cổ tay trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau cổ tay trái là hiện tượng thường gặp ở những người hoạt động cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng, các vận động viên, nhiếp ảnh gia… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và có thể để lại nhiều biến chứng cho người bệnh.
Đau cổ tay trái là bệnh gì?
Đau cổ tay trái là tình trạng các khớp bàn tay trái hoạt động liên tục, gây tổn thương sụn và xương dưới sụn dẫn đến đau cổ tay hoặc viêm dây chằng. Tình trạng này thường gặp ở vận động viên, nhiếp ảnh gia, đặc biệt là nhân viên văn phòng - những người phải đánh máy liên tục suốt hàng giờ liền hoặc sử dụng các thiết bị phải dùng lực của bàn tay thường xuyên.
Nguyên nhân gây đau cổ tay trái
Đau cổ tay trái là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể mắc một số bệnh lý về xương khớp. Mọi người nên chú ý khi bị đau cổ tay trái. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cổ tay trái bị đau nhức:
1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp, là một loại bệnh lý mạn tính. Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi hệ miễn dịch “tấn công nhầm" các mô chính trong cơ thể, gây viêm, sưng, đỏ, đau cổ tay trái. Đây là bệnh lý mạn tính nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến dạng khớp, khiến người bệnh gặp trở ngại lớn trong cuộc sống.
2. Thoái hóa khớp
Khi các tế bào sụn ở cổ tay trái bị bào mòn do sự quá tải cơ học, rối loạn sinh học gây phản ứng viêm và dịch khớp không được tiết đủ để đảm bảo các hoạt động của khớp được linh hoạt, trơn tru sẽ dẫn đến thoái hoá khớp. Bên cạnh đó, quá trình tái tạo sụn khớp bị gián đoạn theo thời gian hoặc do quá trình lão hoá của cơ thể cũng gây nên bệnh lý này.
Khớp cổ tay - nơi hoạt động thường xuyên, tế bào sụn khớp ở cổ tay trái có xu hướng bị bào mòn nhanh hơn nên rất dễ bị thoái hóa khớp. Khi cổ tay trái bị thoái hóa sẽ gây ra các triệu chứng như đau, sưng và cứng, hạn chế chức năng vận động của khớp cổ tay trái và bàn tay.
Xem chi tiết: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
3. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm cổ tay) xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên nằm trong ống cổ tay bị chèn ép, gây đau nhức và sưng cổ tay cùng các khớp tay. Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay gấp 3 lần nam giới do cấu tạo của ống cổ tay ở nữ nhỏ nên dây thần kinh dễ bị chèn ép hơn.
Những người làm công việc yêu cầu sử dụng cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng, thu ngân, người chơi nhạc cụ, lao động chân tay… thường sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Ngoài việc khiến cho cổ tay trái bị đau, bệnh lý này còn gây tê, mỏi, yếu cơ, khó cầm nắm đồ vật, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
4. Bệnh gout
Bệnh gout (gút) là một bệnh lý phức tạp, xảy ra khi các tinh thể muối urat tập trung tại các mô mềm quanh khớp cổ tay do axit uric tăng cao gây sưng, đau, nóng đỏ và tê. Khi bệnh gout trở nặng, các hạt tophi có thể xuất hiện ở cổ tay và ngón tay gây đau đớn dữ dội và biến dạng khớp cổ tay.
5. Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến dễ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến - với triệu chứng điển hình là xuất hiện các mảng ban đỏ, có vảy, gây tổn thương nặng nề các vùng da như khuỷu tay, cổ tay, bàn tay và chân mắt cá chân.
Với viêm khớp vảy nến, cứng khớp, đau khớp đi kèm với hiện tượng phát ban đỏ là những triệu chứng điển hình. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như cột sống, cổ tay, các khớp ngón tay và hệ tiêu hoá.
6. Lupus
Lupus là căn bệnh tự miễn thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 15 - 45. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ở thận và phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi bị Lupus, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng bất thường sau:
-
Đau và sưng khớp, thường xuyên cứng khớp và vào buổi sáng, đặc biệt là gây đau nhức cổ tay trái.
-
Có dấu hiệu sốt phát ban với những vết loét từ miệng nhưng không có cảm giác đau đớn.
-
Rụng tóc.
-
Sưng quanh mắt và chân.
-
Màu sắc ngón chân bị thay đổi bất thường: màu xanh tím, trắng hoặc đỏ.
7. Viêm gân
Khi cổ tay bị chấn thương hoặc thoái hoá, các mô mềm quanh cổ tay bị kích ứng, gây viêm dẫn đến tình trạng sưng đau khớp cổ tay. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh viêm bao gân (hội chứng De quervain) cũng sẽ làm cổ tay trái bị đau.
8. Bong gân
Trong cuộc sống thường ngày khó tránh khỏi những chấn thương do va đập khi chơi thể thao, té ngã, hoặc tai nạn giao thông dẫn đến bong gân.
Bong gân xảy ra phổ biến ở cổ tay, cổ chân và đầu gối, gây ra những triệu chứng như sưng đau khớp cổ tay, bầm tím, mất khả năng chịu lực. Bong gân không phải chấn thương quá nặng, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
9. Gãy xương cổ tay
Cổ tay được tạo thành bởi tám xương nhỏ khác nhau, giúp cổ tay chắc khoẻ và hoạt động linh hoạt. Gãy xương cổ tay thường gặp khi cổ tay phải chịu áp lực quá lớn như chống đỡ toàn bộ cơ thể khi ngã xuống đất. Gãy xương cổ tay có thể gây ra những triệu chứng như: bầm tím, đau và sưng tấy, vùng cổ tay bị biến dạng, cong hoặc có những di lệch bất thường.
10. Hoạt động cổ tay lặp đi lặp lại
Cổ tay là bộ phận kiểm soát các hoạt động của các khớp ngón tay, cơ và gân xung quanh. Hoạt động cổ tay liên tục và lặp đi lặp lại, làm gia tăng áp lực lên các gân ở cổ tay và rễ thần kinh, kích thích phản ứng viêm, gây đau cổ tay trái hoặc cổ tay phải, thậm chí cả hai cổ tay.
Nhân viên văn phòng nên sử dụng miếng đệm lót cổ tay để hạn chế bệnh lý về đau khớp cổ tay trái
11. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng sưng, viêm màng hoạt dịch - bộ phận tiết ra chất dịch nhầy giúp các xương khớp hoạt động ổn định và tái tạo sụn khớp. Viêm bao hoạt dịch ảnh hưởng đến những khớp động như cổ tay, khớp vai, khớp gối, khớp háng với cơn đau nhức dữ dội, khiến cuộc sống và chế độ sinh hoạt thường ngày bị gián đoạn.
12. U nang hoạt dịch
U nang hoạt dịch thường xuất hiện với các kích thước khác nhau ở khớp cổ tay và thường không gây đau đớn. Nang hoạt dịch chứa đầy chất dịch nhầy, nếu những u nang này có kích thước đủ lớn sẽ chèn ép lên dây thần kinh lân cận ở cổ tay, dẫn đến đau khớp cổ tay trái và tê rần bàn tay, ngón tay.
Các dấu hiệu đi kèm đau cổ tay trái thường gặp
Đau cổ tay trái thường đi kèm với những dấu hiệu khác nhau thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh lý như:
-
Các khớp ngón tay và cổ tay có dấu hiệu cứng, tê gây khó khăn trong việc cử động.
-
Cổ tay bị biến dạng.
-
Mỗi khi xoay tay, cổ tay phát ra tiếng kêu lạ thường.
-
Có cảm giác tê rần và dần dần mất cảm giác ở tay.
Cách phòng ngừa đau khớp cổ tay trái
Đau cổ tay trái do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thế nên rất khó để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu tổn thương và những cơn đau nhức cho cổ tay bằng các biện pháp thiết thực dưới đây:
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Mọi người nên chủ động chăm sóc xương khớp từ sớm giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các môi trường, bệnh lý và tổn thương xương khớp. Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như Collagen type II không biến tính, Collagen peptide thuỷ phân sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá sớm và bảo vệ xương khớp.
JEX mới bổ sung Collagen type II không biến tính, Collagen peptide thuỷ phân giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp hiệu quả
JEX thế hệ mới kết hợp nhiều tinh chất quý từ thiên nhiên, trong đó, Collagen type II không biến tính - duy trì độ bền chắc của sụn, tái tạo sụn khớp và Collagen peptide thuỷ phân - gồm các axit amin và chuỗi peptide ngắn, giúp cơ thể hấp thụ nhanh, giảm đau các chứng đau khớp cổ tay trái, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen type II, phục hồi tổn thương nhanh hơn. Đặc biệt, ngoài 2 loại collagen ưu việt kể trên, JEX thế hệ mới còn chứa các dưỡng chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane,Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… hỗ trợ:
-
Làm chậm quá trình thoái hoá khớp.
-
Điều hòa miễn dịch, kiểm soát phản ứng viêm tại khớp, giúp giảm đau nhức và sưng tấy.
-
Hỗ trợ bảo vệ và tái tạo sụn, xương dưới sụn.
-
Giúp các khớp hoạt động linh hoạt
Giảm thiểu té ngã
Theo phản xạ tự nhiên, khi té ngã mọi người thường chống hai cổ tay xuống đất để giảm bớt tổn thương. Chính vì nguyên nhân này, cổ tay chịu trọng lực lớn từ cơ thể dễ dẫn đến bong gân, gãy xương cổ tay, khiến tình trạng đau cổ tay trái xuất hiện nhiều hơn. Do đó, trong hoạt động thường ngày, mọi người cần hết sức thận trọng để hạn chế tối đa rủi ro té ngã.
Sử dụng đồ bảo hộ khi hoạt động thể thao, làm việc nặng
Khi tham gia các hoạt động thể thao như tennis, cầu lông, trượt ván hoặc khi làm các việc mang vác nặng dễ khiến các khớp cổ tay gặp chấn thương như trật khớp, bong gân, gãy xương. Những tổn thương này khiến cho cổ tay trái bị đau đi kèm với một số triệu chứng khác như sưng đỏ, tê viêm.
Đồ bảo hộ giúp vận động viên bảo vệ cổ tay toàn diện
Vì vậy, những người hay chơi thể thao, làm những việc nặng hoặc có những hoạt động khớp tay liên tục nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ, đồ bảo hộ để giảm áp lực cũng như ngăn chặn chấn thương cho khớp cổ tay và bàn tay. Nhờ đó hạn chế đau nhức cổ tay trái hiệu quả hơn.
Nghỉ ngơi thư giãn
Gõ bàn phím, cầm nắm, cắt tóc, đan móc, tô vẽ là những động tác yêu cầu khớp cổ tay hoạt động liên tục và thường xuyên. Trong khoảng thời gian dài hoạt động, khớp cổ tay không được nghỉ ngơi dẫn đến nguy cơ bị nhức mỏi và đau. Do đó, nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý nhằm tránh tác động tiêu cực đến khớp cổ tay.
Bỏ một số thói quen xấu
Nhiều người có thói quen lắc tay hoặc bẻ khớp cổ tay, khớp ngón tay khi mỏi. Những hành động này gây tổn thương xương, sụn và dây chằng quanh khớp cổ tay theo thời gian, dẫn đến đau nhức. Vậy nên, hãy từ bỏ những thói quen xấu này để bảo vệ cổ tay của bạn chắc khỏe.
Thăm khám thường xuyên
Các bệnh về khớp có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Vì thế, mọi người nên khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường - nguyên nhân sâu xa gây đau cổ tay.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi nào?
Triệu chứng đau cổ tay trái có thể được cải thiện bằng cách áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sau khi chữa trị tại nhà, cơn đau không thuyên giảm, thậm chí kéo dài và đi kèm với hiện tượng sưng đỏ, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu như điều trị tại nhà không thuyên giảm và đau cổ tay trái kéo dài hơn 1 tuần. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Chẩn đoán đau nhức cổ tay trái
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát về triệu chứng, biểu hiện và mức độ đau ở khớp cổ tay trái, đồng thời thực hiện một vài động tác để đánh giá khả năng vận động của cổ tay trái. Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng nhằm đảm bảo độ chính xác trong việc xác định bệnh lý.
Chẩn đoán bằng hình ảnh
Chụp X quang: Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán bệnh lý sử dụng sóng vô tuyến hoặc bức xạ ánh sáng để thu lại hình ảnh tổng thể bên trong khớp cổ tay, giúp bác sĩ thấy được những tổn thương bất thường, từ đó đưa ra được nguyên nhân gây đau khớp cổ tay trái.
Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp sử dụng từ trường và sóng âm thay vì tia X. Hình ảnh khớp cổ tay thu được từ phương pháp này có độ tương phản cao, sắc nét và chi tiết hơn.
Chụp CT: Chụp CT là sự kết hợp giữa máy tính và tia X, cung cấp hình ảnh chi tiết hơn chụp X-quang. Chụp CT thể hiện rõ từng mạch máu, mô mềm, cho phép bác sĩ thấy được sự tồn tại của khối u, hạch và có thể đánh giá chuẩn các trường hợp gãy xương cổ tay phức tạp.
Siêu âm: Siêu âm xương khớp sử dụng sóng âm tần số cao phản chiếu kết cấu cơ, gân, dây chằng, xương, màng hoạt dịch và dây thần kinh ở khớp cổ tay bằng hình ảnh rõ nét, giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây đau cổ tay trái.
Xét nghiệm máu
Một số loại protein phản ứng C có trong máu sẽ dẫn đến các bệnh lý viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến… Xét nghiệm máu giúp đo được mức độ protein phản ứng C mang lại hiệu quả tối ưu trong việc chẩn đoán các bệnh viêm khớp do virus, vi khuẩn.
Nội soi khớp
Nội soi khớp là phương pháp chẩn đoán bằng hình thức xâm lấn một phạm vi nhỏ vào bên trong khớp, cung cấp hình ảnh sống động, chân thực bên trong cổ tay. Nhờ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về tình trạng hoặc bệnh lý mà cổ tay trái đang gặp phải.
Phương pháp điều trị đau cổ tay trái
Đau cổ tay trái có thể là tình trạng cấp tính, nhưng cũng có thể phát triển thành bệnh lý mạn tính, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời khi cơn đau cổ tay bắt đầu xuất hiện.
Điều trị bằng thuốc
Những loại thuốc giảm đau, giảm viêm giúp khắc phục nhanh cơn đau cổ tay trái, thế nhưng thuốc phải do bác sĩ kê đơn và người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc phổ biến giúp giảm đau kháng viêm nhờ cơ chế ức chế, ngăn chặn các enzyme gây viêm khớp. Nhờ đó đem lại hiệu quả giảm đau, kháng viêm ổn định cho người sử dụng.
-
Thuốc chống viêm corticoid: Là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Sử dụng thuốc corticoid 1-2 tuần sẽ không gây tác dụng phụ, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc liều lượng tối thiểu cho người bệnh nhân.
-
Thuốc giảm đau không kê đơn: Những loại thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau nhưng không kháng viêm, được dùng như thuốc giảm đau tức thì. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều loại thuốc này sẽ gây hại cho gan, thận… nên người bệnh được khuyến cáo không nên lạm dụng loại thuốc này.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp có thể lại nhiều tác dụng phụ
Những loại thuốc kể trên có tác dụng giảm đau và sưng cổ tay. Nếu cơn đau không chuyển biến tốt, bác sĩ có thể trực tiếp tiêm thuốc chống viêm vào khớp.
Tiêm giảm đau
Kỹ thuật tiêm thuốc giảm đau vào khớp cổ tay đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị đau nhức cổ tay trái. Phương pháp này được chỉ định thực hiện trong trường hợp các loại thuốc uống không đem lại hiệu quả. Axit hyaluronic, corticosteroid… là những loại thuốc có độ nhớt và tính đàn hồi cao, được tiêm vào khớp nhằm tăng tổng hợp tế bào sụn, từ đó giúp giảm đau viêm xương khớp hiệu quả.
Nhìn chung, cũng như thuốc giảm đau dạng uống, các loại thuốc giảm đau dạng tiêm có thể mang lại hiệu quả tức thời, nhưng có thể để lại nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại như tích nước cơ thể, đau dạ dày, mất ngủ, bào mòn sụn khớp. Chính vì vậy, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, không tùy ý mua và tiêm thuốc vào khớp cổ tay.
Liệu pháp nóng/lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh là giải pháp dễ dàng thực hiện tại nhà giúp xoa dịu cảm giác đau ở cổ tay trái, sưng tấy hoặc viêm. Bên cạnh đó, chườm nóng/lạnh đúng cách làm giảm nguy cơ tổn thương mô, da và dây thần kinh quanh khớp.
Vật lý trị liệu
Thực hiện điều đặn các bài tập trị liệu nhẹ nhàng giúp hạn chế các cơn đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục ở khớp cổ tay. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ đề xuất những bài tập khác nhau, giúp bệnh nhân cải thiện chức năng và độ linh hoạt của khớp cổ tay, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp can thiệp cuối cùng nếu như những cách điều trị ban đầu không đáp ứng được. Dựa vào mức độ tổn thương của cổ tay trái và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp.
Đau cổ tay trái kéo dài tiềm ẩn một số rủi ro bệnh lý cho người bệnh, hạn chế khả năng vận động và gây nhiều bất tiện, khó chịu trong cuộc sống hằng ngày. Thay đổi một số thói quen chưa tốt trong công việc và cuộc sống, chủ động bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp (như JEX) giúp bạn phòng tránh các bệnh lý về xương khớp, nâng cao sức khỏe hệ vận động.