10 cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà nhanh mà hiếm người biết

Đau khớp ngón tay có thể gây hạn chế hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang bị đau khớp, cứng khớp hoặc sưng ở tay, đừng bỏ qua 10 cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà hữu hiệu và an toàn ở bài viết dưới đây.

Đau nhức khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trên cơ thể, đặc biệt là những khớp chuyển động nhiều như khớp ngón tay. Mặc dù ngón tay chứa các khớp tương đối nhỏ nhưng khớp nối của các ngón tay đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như cầm, nắm, kéo, gõ bàn phím… Cũng chính sự đa năng này khiến các khớp ngón tay làm việc quá sức dẫn đến viêm bao khớp, thoái hóa khớp… và các triệu chứng phổ biến khác như:

  • Đau nhức khớp

  • Cứng khớp (thường gặp vào buổi sáng)

  • Sưng đỏ, sưng phù khớp

  • Biến dạng khớp

  • Giảm lực cầm nắm đồ vật…

Chữa đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay có thể khiến bạn bỏ dở nhiều hoạt động hàng ngày

1. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là một trong những cách làm giảm đau ngón tay và các tình trạng liên quan ảnh hưởng đến khớp bàn tay và cổ tay. Một số thuốc có hiệu quả bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Có nhiều loại thuốc giảm viêm khác nhau, trong đó thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng mà không cần toa bác sĩ để giúp giảm đau và viêm khớp ngón tay.

  • Corticoid: Những loại thuốc thuộc nhóm này tác dụng nhanh, được sử dụng để kiểm soát chứng viêm. Nếu viêm là do bệnh viêm toàn thân, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống. Nếu tình trạng viêm khớp ngón tay chỉ xuất hiện một vài khớp, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp chế phẩm corticosteroid vào khớp bị đau.

  • Thuốc giảm đau: acetaminophen và opioids thường được sử dụng cho bệnh viêm khớp ở ngón tay và các khớp khác. Tuy nhiên, opioids cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, thường được sử dụng ngắn hạn.

  • Các loại thuốc bôi: Nhiều loại thuốc dạng mỡ, kem, gel, miếng dán và các phương pháp điều trị tại chỗ khác có chứa các hoạt chất hỗ trợ giảm đau tạm thời.

  • Thuốc chống thấp khớp: Đây là nhóm thuốc tác động chậm nhưng cũng giúp làm chậm tiến trình của bệnh viêm khớp ở các ngón tay.

  • Thuốc điều trị bệnh gút: Cách chữa đau các khớp ngón tay bằng thuốc điều trị bệnh gút nhằm giảm nồng độ axit uric trong máu để ngăn ngừa các cơn đau khớp và viêm trong tương lai.

  • Thuốc trị loãng xương: Thuốc trị loãng xương được sử dụng để làm chậm quá trình mất xương hoặc giúp cơ thể tạo xương mới. Mặc dù nhóm thuốc này không được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau nhức ngón tay nhưng nếu xương khớp chắc khỏe sẽ giảm nguy cơ bị đau nhức và ít bị gãy hơn.

Trên đây là các nhóm thuốc cơ bản dành cho người bị đau khớp ngón tay, tuy nhiên mỗi bệnh nhân cần được sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

2. Thực phẩm bổ sung

Theo chuyên gia Đặng Hồng Hoa, người ở độ tuổi dưới 40 là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch, bao gồm viêm khớp ngón tay.

Để ngăn chặn và cải thiện bệnh hiệu quả, mỗi người cần thăm khám, sử dụng đúng thuốc, kết hợp với bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp hỗ trợ giảm yếu tố tiền viêm, điều hòa miễn dịch, giảm đau và cung cấp các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ tái tạo, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của bề mặt sụn khớp như JEX thế hệ mới.

Theo quy luật lão hóa, bề mặt sụn khớp ngày càng mỏng đi do các tế bào sụn bị bào mòn, chính vì vậy sử dụng sản phẩm JEX thế hệ mới sẽ trực tiếp tác động vào cơ chế bệnh sinh, ức chế các yếu tố tiền viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… giúp hỗ trợ ngăn viêm và giảm đau các khớp ở bàn tay. Ngoài ra, JEX còn cung cấp các dưỡng chất để bù đắp, tái tạo sụn khớp bị mất đi ở khớp ngón tay, đồng thời nuôi dưỡng các bề mặt sụn yếu thường gặp ở những người cao tuổi.

Với những công dụng nêu trên, JEX thế hệ mới không chỉ là giải pháp hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay mà còn tốt cho người mắc bệnh thoái hóa khớp, hỗ trợ cho những người mắc thoái hóa khớp thứ phát như người sau chấn thương, sau các tổn thương ảnh hưởng trực tiếp lên khớp…

Jex làm chậm đau khớp ngón tay

JEX giúp làm chậm tiến triển các bệnh lý xương khớp

3. Luyện các bài tập ngón tay

Các bài tập giúp gia tăng lưu lượng máu đến sụn, tăng cường sức mạnh cho bàn tay và ngón tay, tăng phạm vi chuyển động và giúp bạn giảm đau.

Một vài động tác có thể giúp làm nóng và xoa dịu cơn đau khớp ngón tay, bạn có thể thực hiện tại nhà bao gồm:

  • Cong ngón tay: Duỗi bàn tay ra trước mặt, lòng bàn tay hướng lên. Sau đó lấy từng ngón tay và di chuyển chậm vào giữa lòng bàn tay và giữ lại 3s, sau đó duỗi thẳng tay về trạng thái bình thường.

  • Nâng ngón tay: Úp bàn tay trên một mặt phẳng, cố gắng nhấc từng ngón tay một. Thực hiện cho cả 2 bàn tay.

  • Trượt ngón tay: Đặt lòng bàn tay của bạn trên một bề mặt phẳng, với các ngón tay duỗi ra. Trượt từng ngón tay về phía ngón tay cái của bạn.

  • Tạo chữ C hoặc chữ O: Di chuyển các ngón tay của bạn giống như bạn sắp lấy một quả bóng nhỏ và cố gắng tạo thành chữ “C” hoặc “O”. Giữ càng lâu càng tốt, sau đó duỗi thẳng các ngón tay.

  • Nắm tay lại: Bắt đầu duỗi thẳng các ngón tay rồi từ từ gập bàn tay lại thành nắm đấm. Giữ ngón tay cái của bạn ở bên ngoài bàn tay, đừng bóp quá chặt. Sau đó từ từ duỗi thẳng các ngón tay trở lại.

  • Uốn cong ngón tay cái: Uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Đầu ngón cái đi càng xa càng tốt.

  • Giơ ngón tay cái: Tạo thành một nắm tay lỏng lẻo với phần ngón út của bàn tay bạn trên bàn. Sau đó chỉ ngón tay cái của bạn để làm dấu hiệu giơ ngón tay cái lên. Đặt nó xuống và lặp lại.

  • Uốn cong cổ tay: Giữ cánh tay trái hoặc phải của bạn với lòng bàn tay úp xuống. Sau đó lấy tay còn lại và ấn nhẹ bàn tay của bạn xuống sàn.

4. Điều trị nhiệt

Liệu pháp chườm đá hoặc chườm nóng đã được sử dụng để giảm đau, giảm sưng và ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Trong đó:

  • Chườm nóng

Đây là phương pháp giảm đau an toàn cho các cơn đau nhức. Nhiệt độ ấm nóng làm các mạch máu giãn ra, kích thích chữa lành các mô bị tổn thương. Đồng thời, chườm nóng có tác dụng làm dịu, giảm đau do co thắt cơ và bớt độ co cứng. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiệt trên vết thương hở.

  • Chườm lạnh

Nước đá được sử dụng để điều trị chấn thương mô mềm, chỗ bị sưng tấy. Nhiệt độ lạnh được cho là có thể làm chậm sự phát tác của chứng viêm, sưng đỏ, hỗ trợ chữa lành vết thương.

Chườm lạnh cải thiện đau khớp ngón tay

Bỏ đá lạnh vào túi chườm giúp giảm độ lạnh và an toàn cho da 

Một số người sử dụng nước đá chườm lên vết thương bị sưng đau cho biết họ cảm thấy có thể kiểm soát cơn đau, nhờ vậy giảm số lượng thuốc giảm đau.

Lưu ý: Dù là áp dụng chườm lạnh hay nóng, bạn cần kiểm soát nhiệt độ hoặc bọc thêm vải trên da để tránh bị thương.

5. Dụng cụ hỗ trợ

Nếu bạn bị đau, khó cử động các ngón tay do viêm khớp, lỏng dây chằng hoặc chấn thương, bạn sẽ cần dụng cụ hỗ trợ để hoàn thành các công việc hàng ngày.

  • Nẹp: Nẹp vòng giúp ổn định ngón tay và kiểm soát chuyển động của khớp trong phạm vi bình thường. Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp có thể không duỗi thẳng được khớp ngón tay, gây khó khăn cho việc cầm nắm, đau và giảm chức năng. Có thể đeo nẹp vòng ở bất kỳ ngón tay nào để giúp giải quyết các vấn đề này và phòng các biến dạng khác.

  • Quấn băng: Ngón tay bị chấn thương thường được quấn trong băng mềm, có dạng hình ống. Băng hình ống được sử dụng để giữ băng trên ngón tay, hỗ trợ các khớp bị thương.

6. Nghỉ ngơi, thư giãn khớp ngón tay

Nếu bạn bị đau viêm khớp ngón tay, hãy nghỉ ngơi để giảm viêm, giảm sưng đau. Thời gian nghỉ ngơi ngắn hay dài là tùy thuộc vào tình trạng của ngón tay. Nếu cảm thấy các khớp ngón tay dần nghiêm trọng hơn, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

7. Xoa bóp, massage ngón tay

Mang lại tác dụng tương tự như các bài tập cho ngón tay, các động tác xoa bóp và massage khớp ngón tay có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sưng và đau, cải thiện khả năng vận động của khớp đồng thời giúp giảm căng thẳng cho khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, tránh xoa bóp các khớp bị ảnh hưởng trong thời gian bùng phát thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp.

8. Giảm căng thẳng, giữ tâm trạng thoải mái

Khi có các đợt tấn công của stress, làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng viêm, cơ thể ít vận động kể cả cử động của các khớp ngón tay cũng ít dần. Những thay đổi này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp ngón tay. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể gia tăng mức độ cảm nhận cơn đau hơn bình thường.

Vì vậy, người bị viêm khớp nên cố gắng giảm tải các vấn đề khiến cơ thể dễ stress, tránh các thông tin tiêu cực, giữ cho tâm trạng thoải mái…

9. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung dưỡng chất có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp ngón tay. Những người bị viêm khớp ngón tay nên thêm 8 thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống:

  • Các loại cá béo: cá mòi, cá thu, cá hồi… chứa nhiều axit omega-3 tốt cho sức khỏe và giúp chống viêm.

  • Cherry (quả anh đào): Nghiên cứu cho thấy quả anh đào có chứa anthocyanin giúp giảm viêm, giảm đau do viêm khớp.

  • Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol, giúp giảm viêm và hỗ trợ làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp. Những người bị viêm khớp ngón tay có thể bổ sung trà xanh hàng ngày để hỗ trợ ngăn chặn việc sản xuất các phân tử gây tổn thương khớp.

  • Bơ: Bơ giàu chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim, và lutein carotene – một hợp chất chống viêm. Sự kết hợp các chất dinh dưỡng trong bơ có thể làm giảm một số tổn thương khớp thường thấy trong giai đoạn đầu của viêm khớp.

  • Rau màu xanh đậm: Ăn nhiều rau bina, cải xoăn, cải ngọt, cải cầu vồng… sẽ giúp bổ sung vitamin C, A và K – tất cả đều hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ khớp ngón tay khỏi các gốc tự do, từ đó làm chậm thoái hóa khớp và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm đau do viêm khớp.

  • Rau củ màu cam: Cà rốt, khoai lang và bí đỏ có chứa carotenoids (là chất chống oxy hóa mạnh) giúp giảm viêm nên được xem là thực phẩm tốt, hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Gừng: chứa các hóa chất hoạt động giống như thuốc chống viêm. Gừng lại rất phổ biến nên bạn có thể dùng nó thường xuyên bằng cách bổ sung vào món ăn hàng ngày, pha trà…

  • Trái cây họ cam quýt: Trái cây có múi chứa rất nhiều vitamin C – có đặc tính hỗ trợ chữa lành vết thương và hỗ trợ sức khỏe sụn khớp.

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp, khi bị viêm khớp ngón tay người bệnh cần tránh các loại thức ăn có chứa các chất như sau để điều trị đau khớp ngón tay:

  • Đường

Đường khi trải qua quá trình chế biến có thể thúc đẩy giải phóng các cytokine (yếu tố gây viêm khớp) trong cơ thể. Nồng độ cytokine tăng cao khi bạn bị viêm khớp là nguyên nhân gây đau, sưng và cứng khớp.

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đường cũng kích thích sự thèm ăn của bạn và có thể gây tăng cân. Thừa cân – béo phì, gia tăng các mô mỡ sẽ tạo ra các hormone có thể khiến bạn rơi vào tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Thực phẩm cải thiện đau khớp ngón tay

Đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường là ‘kẻ thù” âm thầm phá hủy xương khớp của bạn

  • Chất béo bão hòa

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bánh pizza, thịt đỏ, thịt mỡ, nội tạng động vật… nếu ăn nhiều có thể góp phần vào nguy cơ béo phì, làm cho tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.

  • Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây chiên… thúc đẩy quá trình sản xuất chất oxy hóa AGEs. Mặc dù nổi tiếng là tác nhân gây lão hóa da, nhưng AGEs còn có thể kích thích tình trạng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp ngón tay. Do đó, khi bị tái phát chứng đau ngón tay, bệnh nhân nên kiêng những thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế.

10. Điều trị bằng bài thuốc, đông y

Các bài thuốc dân gian được dùng tại nhà để cắt giảm cơn đau ngón tay bao gồm:

Chuẩn bị thau nước ấm rồi cho vài muỗng muối Epsom, khuấy cho tan. Sau đó, thử nước ấm vừa rồi cho tay vào ngâm và thư giãn trong 30 phút. Muối Epsom có khả năng hỗ trợ giảm sưng do viêm và giảm đau với các trường hợp đau nhức nhẹ.

Hoạt chất beta-caryophylen có trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm sưng. Vì vậy, dân gian thường sử dụng lá lốt như cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà. Bạn có thể dùng lá lốt rửa sạch sắc với nước uống hàng ngày.

Từ lâu, trong dân gian đã truyền nhau bài thuốc chữa đau nhức khớp bằng lá ngải cứu. Nhờ thành phần có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn nên ngải cứu được xem là giải pháp giảm đau khớp bàn tay tạm thời. Dùng 1 nắm lá ngải cứu, xay nhuyễn để vắt lấy nước. Thêm mật ong vào khuấy đều rồi uống đều đặn đến khi bớt đau.

Áp dụng những bài thuốc dân gian tương tự như trên có thể giúp mang lại cảm giác giảm đau nhức ở các khớp trong thời gian ngắn, về lâu dài người bệnh cần giải pháp khoa học và an toàn hơn.

Nếu chẳng may bị đau khớp ngón tay mà chưa rõ nguyên nhân, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Thăm khám thường xuyên

Bác sĩ có thể khám sức khỏe trước để tìm hiểu nguyên nhân gây đau khớp ngón tay. Một khi bác sĩ nghi ngờ các tình trạng bất thường của khớp ngón tay, các xét nghiệm cụ thể sẽ được thực hiện để chẩn đoán tình trạng gây đau khớp ngón tay.

  • Xác định nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay

Việc xác định nguyên nhân gây ra các cơn đau ở ngón tay giúp cho việc chữa trị hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí. Nhiều xét nghiệm hỗ trợ cho việc xác định nguyên nhân gây đau phổ biến là chụp X-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp…

  • Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp giảm đau hoặc chống viêm song song với phác đồ điều trị nếu được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Tránh ngưng điều trị, tự ý đổi thuốc, sử dụng liều cao… khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh đau nhức ngón tay hiểu rõ hơn về tình trạng đau nhức khớp tay của mình. Nếu có những biểu hiện bất thường và dai dẳng, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra sớm, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

18:47 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ