Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Gai cột sống L4 L5: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Gai cột sống L4 L5 là trong những bệnh lý cột sống thường gặp ở người trung niên,lão hóa và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh. Bệnh nếu dừng ở mức độ nhẹ thì chỉ gây đau nhức, nhưng một khi chuyển biến nặng sẽ chèn ép lên dây thần kinh và làm hẹp ống tủy,… Vậy phải thế nào để nhận biết gai cột sống từ sớm và có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin về bệnh lý này.
Để hiểu được bệnh gai cột sống L4 L5 là gì, bạn nên biết cột sống của con người gồm 32 – 34 đốt sống, trong đó gồm: 7 đốt sống cổ (ký hiệu từ C1 đến C7), 12 đốt sống ngực (ký hiệu từ T1 đến T12), 5 đốt sống thắt lưng (ký hiệu từ L1 đến L5), 5 đốt sống cùng (ký hiệu từ S1 đến S5) và 3 – 5 đốt xương cụt.
Đốt sống L4 và L5 là hai đốt sống cuối ở vùng thắt lưng của cột sống nối với đốt sống cùng đầu tiên S1. Nằm ở vị trí cuối của thắt lưng nên hai đốt sống này chịu áp lực nặng nề phải nâng đỡ phần cột sống bên trên. Ngoài ra, đốt sống L4 L5 cũng hỗ trợ các hoạt động của phần trên cơ thể, cho phép thân thể chuyển động theo nhiều hướng.
Đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng nên đốt sống L4 và L5 thường dễ bị thoái hóa, dẫn đến gai cột sống và gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh.
L4 L5 là hai đốt sống nằm cuối cùng trong số năm đốt sống thắt lưng
Gai cột sống L4 L5 là tình trạng các tế bào xương phát triển quá mức dẫn đến hình thành gai xương tại đốt sống thắt lưng L4 và L5. Gai xương có thể phát triển trên thân đốt sống và nhô ra ngoài sang hai bên hoặc xuất hiện trên đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Lâu dần, gai cột sống có thể chèn ép lên dây chằng, mạch máu và dây thần kinh gây đau nhức, tê bì.
Gai cột sống là tình trạng tế bào xương phát triển quá mức thành các gai xương
Bản thân những gai xương thường sẽ không gây đau đớn nhưng sự phát triển của những gai xương này sẽ chèn ép lên các mô mềm, dây chằng, dây thần kinh và cản trở các chuyển động của khớp xương, gây ra những triệu chứng như:
Ngoài ra, gai cột sống cũng có thể dẫn đến những triệu chứng toàn thân như: kiệt sức, nhức mỏi cơ thể, chán ăn, sụt cân, mất ngủ,…
Các cơn đau tại vùng thắt lưng là một trong những biểu hiện của gai cột sống L4 L5
Những yếu tố dưới đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng gai đốt sống L4 L5 mà bạn nên chú ý để có thể phòng tránh hiệu quả hơn.
Đĩa đệm là một cấu trúc thớ sợi chắc chắn, nằm xen kẽ với các đốt sống và có chức năng nối các đốt sống thành một tổ chức liên kết đàn hồi để cơ thể có thể đứng vững, giúp các đốt sống có thể chuyển động để cơ thể xoay về các hướng và giúp chống xóc, bảo vệ các đốt sống.
Thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease) là bệnh xảy ra do quá trình lão hóa, khiến các đĩa đệm giảm sự đàn hồi làm cột sống mất đi sự ổn định. Để cột sống hoạt động bình thường, các dây chằng phải căng lên để chống xóc và dẫn đến viêm nhiễm tại những sụn nối giữa dây chằng và xương. Tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến các tế bào xương không thể lắng đọng đúng chỗ mà thay vào đó hình thành những gai xương tạo thành gai cột sống.
Các đốt xương sống L4 L5 sẽ tiếp giáp với nhau tại những bề mặt bao phủ bằng sụn nhẵn trơn nằm ở phía sau cột sống, các mặt này gọi là những khớp cột sống (Facet joint). Khi tiếp xúc, giữa các bề mặt sẽ ma sát làm tăng áp lực lên các sụn khớp khiến các sụn khớp dễ bị tổn thương, bào mòn và nứt vỡ.
Tình trạng này dẫn đến sự bồi đắp canxi để tăng diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt sụn khớp nhằm giảm áp lực lên các khớp. Theo thời gian, những chỗ canxi thừa sẽ hình thành gai xương, phát triển thành gai cột sống L4 L5.
Lượng canxi dư thừa có thể lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat tại các vị trí như đốt sống, gân, dây chằng xung quanh đốt sống. Hiện tượng này thường là kết quả của quá trình lão hóa và sẽ dẫn đến sự xuất hiện của những gai xương.
Thường xuyên ngồi, đứng, nằm sai tư thế có thể làm cho các đốt sống chịu áp lực và dẫn đến những tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp,… và có thể biến chứng thành gai cột sống.
Ngồi làm việc sai tư thế trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến gai cột sống
Khi đĩa đệm bị thoái hóa có thể khiến cho khớp đốt sống ma sát dẫn đến viêm và ngược lại, viêm khớp cột sống cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm. Hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc cột sống, dẫn đến sự hình thành những gai xương bao quanh khớp xương để cột sống ổn định hơn, gây ra gai cột sống.
Sau khi bị chấn thương, các tế bào xương sẽ tự sửa chữa và đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các gai xương dư thừa. Ngoài ra, chấn thương cũng khiến cho các đốt sống bị tổn thương và làm tăng nguy cơ thoái hóa của các sụn khớp.
Mỗi người đều có thể là đối tượng của bệnh lý gai cột sống L4 L5, tuy nhiên nhóm những đối tượng dưới đây là những người cần đặc biệt chú ý và đi thăm khám thường xuyên để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh:
Béo phì có thể làm tăng áp lực lên phần cột sống
Gai cột sống L4 L5 thời gian đầu có thể gây đau đớn, nhưng lâu dần dẫn đến tê cứng, gây khó khăn cho việc di chuyển. Bệnh lý còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, khiến các chi mất sức và tác động tiêu cực tâm lý của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh..
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống L4 L5:
Ngay khi phát hiện cảm giác đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc các chi, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác tình trạng bệnh. Phát hiện gai đốt sống L4 L5 từ sớm sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Kiểm tra xương khớp định kỳ giúp phát hiện sớm những bệnh lý có thể mắc phải
Dưới đây một số kỹ thuật chẩn đoán gai cột sống L4 L5 đang được ứng dụng:
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, việc điều trị phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự chữa tại nhà.
Hai phương pháp chính điều trị gai cột sống khi bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng chính là sử dụng thuốc hoặc luyện tập các bài tập, phương pháp trị liệu khác.
1.1 Sử dụng thuốc
Cơn đau do gai cột sống L4 L5 kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen, Tramadol,… để hỗ trợ làm giảm đau. Trường hợp các loại thuốc trên không mang lại tác dụng với người bệnh, bác sĩ có thể tư vấn tiêm steroid, nhưng phương pháp này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ.
Để hạn chế tình trạng co thắt cơ gây ra bởi gai cột sống và giúp giảm đau cho người bệnh, một số loại thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine và tizanidine cũng có thể được kê đơn để sử dụng.
Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị gai cột sống lưng L4 L5 đem lại hiệu quả giảm đau cho người bệnh là massage, chườm nóng, tắm nước ấm, hoặc các bài vật lý trị liệu sử dụng tia sóng ngắn, điện xung, hồng ngoại,… Áp dụng các phương pháp này có thể cải thiện các cơn đau cho người bệnh, cải thiện tình trạng sưng viêm, hỗ trợ lưu thông máu và giúp tăng khả năng hoạt động.
Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh. Khi thực hiện cần đảm bảo đúng phương pháp và kết hợp với hoạt động thể chất đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Khi các gai xương phát triển mạnh, chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh gây ra những biểu hiện nghiêm trọng như đau dữ dội, tê liệt các chi, ảnh hưởng đến tiểu tiện, và bệnh chuyển biến thành nhiều biến chứng khác, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.
Một số hình thức phẫu thuật được áp dụng trong điều trị gai cột sống L4 L5 là cắt bỏ gai xương, thay đốt sống, thay đĩa đệm nhân tạo,…
Việc thực hiện phẫu thuật có thể giúp hạn chế sự chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh và điều chỉnh các chuyển động của cột sống, từ đó giúp giảm đau và hạn chế tình trạng liệt chi. Sau phẫu thuật, cần thực hiện những biện pháp bảo vệ cột sống vì các gai xương vẫn có thể mọc trở lại ở những vị trí cũ.
Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi tình trạng gai cột sống đã quá nghiêm trọng
Gai cột sống L4 L5 là bệnh lý rất khó để chữa trị dứt điểm và có khả năng tái phát cao, do đó bạn nên có phương pháp để phòng ngừa bệnh lý này từ sớm:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp và giúp xương khỏe mạnh. Những loại dưỡng chất mà người bệnh gai cột sống lưng L4 L5 cần bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị là:
Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi giúp chắc khỏe hơn
Người bệnh cần đảm bảo bổ sung nhiều các loại rau xanh sẫm màu, các loại củ và quả để bổ sung chất xơ, vitamin và những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và giúp nuôi dưỡng xương khớp. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất béo bão hòa, đường,… vì có thế rút ngắn thời gian lão hóa và làm tăng nguy cơ béo phì, tăng sức ép lên vùng cột sống.
Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp trên, bạn nên chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất quý từ thiên nhiên có khả năng nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn trực tiếp từ bên trong như Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ), Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng),… có trong JEX thế hệ mới..
Những dưỡng chất này có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng gai cột sống nhờ khả năng kích thích tế bào sụn sản xuất Collagen Type 2 và Aggrecan để tạo sụn khớp và tăng chất lượng dịch khớp. Đồng thời, JEX còn giúp ngăn chặn các yếu tố gây viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,… hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa viêm khớp và hạn chế các biến chứng của viêm khớp.
Sử dụng JEX 2 viên mỗi ngày đối với người từ 18 tuổi có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống và bảo vệ xương khớp của bạn thêm chắc khỏe.
Bộ dưỡng chất chuyên biệt trong JEX thế hệ mới hỗ trợ làm chậm thoái hóa cột sống, ngăn chặn gai xương phát triển, bảo vệ cột sống chắc khỏe
Gai cột sống L4 L5 không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng nếu biết cách chăm sóc, ăn uống hợp lý, chủ động bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp, kết hợp vận động, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp tối ưu kết quả điều trị,làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp và kiểm soát tốt biến chứng.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ