Thoát vị đĩa đệm nên ăn và nên kiêng ăn gì
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì là việc bạn cần chủ động tìm hiểu để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu, giúp quá trình phục hồi đĩa đệm bị hư hại diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đĩa đệm và cột sống được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.
Cân nhắc nên ăn gì, kiêng gì một cách cẩn thận giúp việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt kết quả cao
Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận giảm xóc giữa các đốt sống, bảo vệ cột sống và các dây thần kinh xung quanh cột sống khỏi tổn thương. Vậy nên, khi bộ phận này bị hư hại (thoát vị), bên cạnh việc điều trị theo phác đồ y khoa, bạn cần chủ động chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp để tăng cường sức cơ cạnh cột sống để đĩa đệm đỡ chịu lực và nhanh hồi phục.
Đĩa đệm cùng các bộ phận khác trong cấu trúc cột sống bao gồm xương đốt sống, cơ, mô sụn cần được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng để duy trì độ chắc khỏe và thực hiện tốt chức năng của chúng. Hơn nữa, khẩu phần ăn uống cân bằng với hàm lượng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ điều trị các bệnh lý cột sống tốt hơn.
Hàng loạt vấn đề xảy ra ở cột sống lưng như thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương… một phần là do cơ thể người bệnh bị thiếu protein, vitamin và khoáng chất. Không chỉ là nguyên nhân gây bệnh, thiếu dinh dưỡng còn làm chậm thời gian phục hồi thương tổn cột sống.
Chính vì vậy, thiết kế thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp, góp phần tái tạo xương và mô sụn, ổn định cấu trúc cột sống. Khi cột sống dẻo dai và vững chắc, thời gian chữa thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh hơn và cho kết quả lâu dài.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất là một trong những yếu tố hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn đang tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để hoàn thiện thực đơn nuôi dưỡng cột sống, danh sách thực phẩm dưới đây là gợi ý lý tưởng.
-
Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần chính tạo nên cấu trúc xương khớp. Do đó, tăng cường các thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn uống hàng ngày giúp duy trì xương khớp trơn tru và rắn chắc. Protein trong máu còn giúp mang canxi đến xương.
Thực phẩm giàu protein như trứng gà giúp cột sống, đĩa đệm dẻo dai và rắn chắc hơn
Bên cạnh nguồn protein từ những thực phẩm như trứng gà, thịt bò, thịt ức gà, bông cải xanh, sữa chua, hạt hạnh nhân, cá, tôm… bạn nên thêm vào thực đơn sản phẩm chứa protein chuyên biệt cho xương khớp như JEX thế hệ mới. Đây là sản phẩm được các nhà khoa học dày công nghiên cứu và chiết xuất thành công từ hàng loạt các tinh chất quý từ thiên như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…giúp chăm sóc sức khỏe và bảo vệ xương khớp một cách toàn diện.
JEX thế hệ mới giúp kích thích tế bào sụn sản sinh các chất căn bản như Collagen, Aggrecan. Nhờ đó, tăng mật độ khoáng của xương, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng sức bền của xương, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Một khi kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa đồng nghĩa với việc bạn đã giảm thiểu được rủi ro thoát vị đĩa đệm (đối với người chưa bị thoát vị) và ngăn chặn bệnh chuyển nặng (đối với người đang bị thoát bị đĩa đệm).
-
Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega - 3 là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể sửa chữa phần sụn và bao xơ đĩa đệm bị tổn thương do thoái hóa. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để có đủ lượng Omega - 3 cần thiết? Đó chính là cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cơm, hạt óc chó, hạt chia…
-
Thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp đảm bảo mật độ khoáng xương, ngăn ngừa loãng xương. Loãng xương khiến xương rất yếu và dễ bị gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của toàn bộ khung xương, nhất là cột sống.
Điều này khiến tình trạng thoái hóa cột sống trầm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Do đó, trong thực đơn dinh dưỡng của người bị thoát vị đĩa đệm chắc chắn phải có nhóm đồ ăn thức uống giàu canxi gồm: sữa chua, phô mai, cải xoăn, cải ngọt, các loại cá, đậu phụ, cam…
-
Thực phẩm chứa vitamin D
Vitamin D là chất trung gian giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn, thế nên loại vitamin này không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của xương. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào là lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trích, tôm, nấm, ngũ cốc, bột yến mạch, nước cam…
-
Thực phẩm chứa vitamin C
Đóng vai trò như một chất chống oxy hóa - vitamin C giúp chữa lành cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm bị thương tổn, cũng như giữ cho xương đốt sống vững chắc. Bạn có thể “nạp” vitamin C cho cơ thể bằng những loại rau, củ, quả như dâu tây, kiwi, cam quýt, cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh và khoai lang…
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin C, hỗ trợ chữa lành tổn thương đĩa đệm nhanh chóng
-
Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E giúp tăng chức năng của hệ thống miễn dịch, đồng thời lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương. Chính vì thế, nếu đang băn khoăn bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, bạn hãy kiểm tra xem các bữa ăn của mình đã có rau bina, cải xoăn, cải cầu vồng, các loại hạt (ngô, mè, hướng dương… ) hay chưa, bởi đây là những thực phẩm giúp phần đĩa đệm bị thoát vị của bạn nhanh lành hơn.
Ngoài những thực phẩm kể trên, người bị thoát vị đĩa đệm có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều Glucosamine, vitamin K, magiê. Bạn nên đến Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động uy tín để được chuyên gia hướng dẫn cách định lượng và phân chia khẩu phần ăn uống hợp lý trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa nên kiêng ăn gì?
Bất kỳ loại thực phẩm nào khi chúng ta đưa vào cơ thể đều tác động trực tiếp đến sức khỏe. Có những thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực phẩm nên tránh (tùy vào từng bệnh lý).
Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì? Theo các chuyên gia, không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng tránh hoặc hạn chế những thực phẩm dưới đây sẽ giúp ngừa dư cân, từ đó giúp giảm đau và giảm viêm cột sống đáng kể:
-
Thực phẩm nhiều muối như xúc xích, thịt nguội, nước sốt, dưa muối…
-
Thực phẩm nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt…
-
Thức ăn nhanh.
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, chất kích thích như rượu, bia, cà phê...
Lưu ý: Thuốc lá không phải thực phẩm, nhưng nếu bạn đang sử dụng mặt hàng độc hại này, hãy cố gắng bỏ càng sớm càng tốt. Bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho xương khớp, mà còn giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý không thuốc chữa, điển hình là ung thư.
Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ giúp giảm đau và giảm viêm đĩa đệm, ngăn chặn tổn thương nặng thêm
Cùng với việc cân nhắc nên ăn gì và kiêng gì, khi bị thoát vị đĩa đệm - bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không nên ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu tạo ra một áp lực lớn lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, gây căng thẳng và khiến đĩa đệm bị thoát vị nặng hơn.
-
Không luyện tập, làm việc quá sức
Luyện tập thể dục, thể thao hay lao động quá sức khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực, đĩa đệm bị tổn thương càng khó phục hồi. Do đó, bạn không nên luyện tập thể dục thể thao quá sức, hạn chế khuân vác vật nặng (không quá 3kg kể cả em bé) để giảm chấn thương cho cột sống và đĩa đệm.
-
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt
Đĩa đệm bị thoát vị đôi khi là hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị nứt, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm. Do đó, để cải thiện hiệu quả thoát vị đĩa đệm, bên cạnh các phác đồ điều trị của bác sĩ, chúng ta cần tập trung vào mục tiêu làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Và bổ sung JEX thế hệ mới - sản phẩm chứa các tinh chất quý từ thiên nhiên có tác dụng thúc đẩy sản xuất tế bào sụn và xương dưới sụn chính là “chìa khóa” hỗ trợ kiểm soát thoái hóa cột sống tối ưu. |