Các phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp tại nhà
Đau nhức xương khớp có thể là do bệnh lý; chấn thương và cũng có thể là bởi làm việc, vận động quá sức. Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên bạn nên làm là áp dụng các phương pháp giảm đau nhức tại nhà để giải tỏa cơ thể khỏi cảm giác khó chịu, đồng thời tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
Chăm sóc xương khớp đúng cách tại nhà giúp giảm đau an toàn
Các phương pháp trị đau nhức xương khớp tại nhà
Lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ hỗ trợ bạn chữa đau xương khớp tại nhà hiệu quả. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng ngay nếu xương khớp có biểu hiện đau nhức hoặc tê mỏi bất thường:
-
Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể
Trước mắt, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh và dừng các công việc cần dùng nhiều sức lực để khớp xương được thư giãn. Việc thả lỏng cơ xương khớp, thư giãn toàn thân và đặc biệt, tạo thói quen ngủ sớm để mọi cơ quan trong cơ thể có thời gian tái tạo sẽ giúp cơ bắp bớt căng thẳng, khớp xương giảm đau nhức rõ rệt.
-
Dùng liệu pháp nhiệt (hơi nóng, hơi lạnh)
Các liệu pháp nhiệt, lợi dụng hơi nóng hoặc lạnh như tắm nước ấm vào buổi sáng; nằm đệm điện sưởi ấm hay chườm lạnh sẽ giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp và làm dịu cơn đau nhức khớp nhanh chóng. Lưu ý, mỗi lần dùng nhiệt, bạn nên giữ trong khoảng 15 - 20 phút để hơi nóng (lạnh) có thể tác động vào sâu bên trong xương khớp.
-
Sử dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe xương khớp
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng là điều kiện cơ bản để duy trì sức mạnh của mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể bao gồm hệ cơ xương khớp. Đối với người bị đau nhức xương khớp, khẩu phần ăn hàng ngày nên tăng cường những loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, bông cải xanh, cam quýt, dầu ô liu, các loại hạt … và hạn chế đồ ăn thức uống nhiều đường, muối, chất kích thích…
-
Massage vùng xương khớp bị đau nhức
Massage có thể mang lại cảm giác dễ chịu, giảm bớt cảm giác đau và khó chịu ở các khớp. Bạn có thể cho một chút tinh dầu thiên nhiên vào lòng bàn tay và làm ấm lên bằng cách xoa hai lòng bàn tay vào nhau, rồi nhẹ nhàng nắn bóp vị trí xương khớp bị đau nhức.
Xoa bóp làm giãn cơ bắp giúp xoa dịu cơn đau và giải tỏa trạng thái căng cứng khớp
Muốn đạt kết quả tốt hơn, bạn nên đến cơ sở massage chuyên nghiệp để được kỹ thuật viên thực hiện các động tác xoa bóp bài bản. Massage thư giãn khớp đều đặn 2 - 3 lần/ 1 tuần sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và sảng khoái.
-
Điều chỉnh tư thế vận động cho đúng
Vận động sai tư thế làm tăng thêm áp lực lên xương khớp, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh tư thế khi làm việc, ngồi hay nằm ngủ sao cho đúng, chẳng hạn: ngồi thẳng cổ và thẳng lưng khi nhìn vào màn hình máy tính, duỗi thẳng chân và hai tay (hoặc đặt bàn tay lên bụng) khi nằm ngủ, đứng lên đi lại nếu phải ngồi một chỗ quá lâu, không ngồi vắt chéo chân…
-
Duy trì hoạt động khớp
Khi bị đau xương khớp, nghỉ ngơi là điều quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là ngừng hoàn toàn cử động khớp. Bạn vẫn phải duy trì hoạt động khớp đều đặn mỗi ngày bằng các bài tập thể dục, thể thao như: bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, yoga…
Vận động trong lúc khớp đau nhức sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng bạn hãy duy trì thói quen này vì nó sẽ giúp giảm đau về lâu dài, đồng thời tăng cường cơ bắp, giảm tổn thương sâu và cải thiện sức đề kháng cho khớp. Trước khi tập luyện, bạn nhớ làm động tác giãn cơ để tránh chấn thương xương khớp và vận động với cường độ tăng dần.
-
Giữ cho cân nặng ở mức thích hợp
Cân nặng vượt chuẩn (chỉ số BMI chuẩn là 18.5 - 24.9) sẽ gia tăng áp lực lên xương khớp, nhất là khớp gối, cột sống, khớp háng... và nhân đôi mức độ đau khi bạn di chuyển. Do đó, giảm cân khi thừa cân, béo phì là điều không thể thiếu trong kế hoạch chữa đau xương khớp tại nhà.
Ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn, kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên khớp, hỗ trợ giảm đau lâu dài
Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể và sức khỏe xương khớp cũng sẽ được nâng cao nếu bạn kiên trì thực hiện những biện pháp chăm sóc và bảo vệ xương khớp kể trên. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp các giải pháp này với phác đồ chữa trị y khoa mới có thể giảm đau tận gốc nếu cơn đau xuất phát từ bệnh xương khớp.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ để thăm khám đau nhức xương khớp?
Trường hợp đau xương nhức khớp dai dẳng, kèm theo các hiện tượng như căng cứng khớp, khó cử động khớp và sưng đỏ vùng quanh khớp, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp mạn tính (thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm…).
Bác sĩ sẽ tiến hành các thủ tục chẩn đoán, bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng cũng như phạm vi cử động của khớp để xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức và mức độ tổn thương của xương khớp. Nếu cơn đau xương nhức khớp của bạn là do thoái hóa khớp hay viêm xương khớp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chuẩn gồm các chỉ định:
-
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm khớp.
-
Vật lý trị liệu.
-
Phẫu thuật (nếu khớp bị hư hỏng, không thể phục hồi).
Vật lý trị liệu, tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện vận động khi khớp bị tổn thương
Các bệnh lý xương khớp mạn tính phát hiện càng sớm, hiệu quả chữa trị càng cao. Và cảm giác đau nhức âm ỉ là một trong những biểu hiện đặc trưng của những bệnh lý này.
Chính vì thế, song song với việc chữa đau xương khớp tại nhà, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp. Quan trọng hơn cả, bạn không nên dùng hay lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.