Trang chủ - Bệnh xương khớp - Viêm khớp - Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Viêm khớp cổ tay với các biểu hiện thường gặp như đau nhức và cứng cổ tay là hậu quả của sự tổn thương sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, rối loạn miễn dịch và di chứng chấn thương được xem là tác nhân chính.
Vậy khi cổ tay bị viêm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và phải làm gì để khắc phục tình trạng này? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Cổ tay là một khớp phức tạp, gồm nhiều xương và nhiều khớp kết nối bàn tay với cẳng tay. Khớp cổ tay thuộc khớp hoạt dịch dạng elip (tức là khớp động) nên có thể thực hiện các cử động gập, duỗi và xoay tròn một cách linh hoạt.
Cấu trúc khớp cổ tay được hình thành nên bởi hai xương của cẳng tay là xương quay (Radius) và xương trụ (Ulna) cùng 8 xương nhỏ ở cổ tay. Các xương nhỏ ở cổ tay xếp thành 2 hàng ở gốc bàn tay, mỗi hàng 4 xương.
Như đã nói, khớp cổ tay là một tổ chức phức tạp bởi nó quy tụ hoạt động của 4 loại khớp khác nhau, đó là: Khớp xương quay giúp cổ tay có thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau và chuyển động từ trái sang phải; khớp quay trụ dưới giúp xoay cẳng tay; khớp nối các xương nhỏ ở cổ tay giúp xương di chuyển lên xuống, trái phải và hỗ trợ ổn định chuyển động của cổ tay; khớp nối cổ tay và ngón tay giúp 5 ngón tay cử động trơn tru, đặc biệt là ngón ngón cái và ngón út.
Hệ thống mô mềm gồm có gân, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu. Chúng đảm nhiệm vai trò ổn định cấu trúc, cảm nhận ngoại lực, hỗ trợ chuyển động và nuôi dưỡng khớp cổ tay cũng như bàn tay.
Ngoài ra, trong cấu trúc của khớp cổ tay còn 2 bộ phận quan trọng khác là lớp sụn bao bọc các đầu xương và bao hoạt hoạt dịch. Hai thành phần này giúp khớp cổ tay cử động êm ái và giảm bớt lực ma sát giữa các xương cũng như giảm tác động từ bên ngoài, hạn chế chấn thương.
Cấu trúc khớp cổ tay phức tạp bởi có nhiều xương và nhiều khớp nhỏ
Khi cấu trúc khớp(1) (nhất là sụn, xương dưới sụn và bao hoạt dịch) bị tổn thương, sẽ dẫn đến bệnh viêm khớp cổ tay. Vậy nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung tiếp theo.
Viêm khớp cổ tay là bệnh lý xương khớp phổ biến, xảy ra khi sụn, xương dưới sụn, bao hoạt dịch hoặc mô mềm bị tổn thương, kích thích phản ứng viêm dẫn đến các triệu chứng đau nhức, căng cứng, sưng tấy và nóng khớp. Ban đầu, khớp cổ tay vẫn có thể cử động bình thường, nhưng càng về sau, quá trình viêm càng tăng nặng sẽ phá hủy cấu trúc khớp cổ tay, đẩy người bệnh đến nguy cơ liệt chi trên.
Có 4 loại viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến khớp cổ tay(2), bao gồm:
Theo thời gian, lớp sụn khớp trơn nhẵn bao bọc đầu xương bị mòn dần và trở nên sần sùi, thô ráp, khả năng bảo vệ các xương giảm xuống. Điều này khiến các đầu xương cọ xát vào nhau dẫn đến đau và cứng khớp. Đau sẽ thúc đẩy hiện tượng viêm càng làm sụn tổn thương nhiều hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân như lão hóa, di truyền, chỉ số BMI cao (thừa cân, béo phì), chấn thương và giới tính thì hệ thống miễn dịch bị rối loạn, phóng thích ra các chất gây viêm tấn công sụn và xương dưới sụn cũng là yếu tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển của căn bệnh này.
Vì vậy, Bổ sung dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ tái tạo sụn, xương dưới sụn và cải thiện chất lượng dịch khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới sẽ giúp hỗ trợ ức chế quá trình viêm, bảo vệ sụn và xương dưới sụn trước sự hủy hoại của các yếu tố gây viêm, góp phần làm chậm thoái hóa khớp cổ tay hiệu quả.
Bộ dưỡng chất hỗ trợ kiểm soát viêm, làm chậm thoái hóa khớp cổ tay
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam (chiếm 0,5 dân số). Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, trước tiên là các khớp nhỏ như khớp ngón tay, khớp cổ tay…
Căn nguyên của viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ đã sản sinh ra các chất gây viêm tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể mà “bị hại” ở đây là màng hoạt dịch khớp. Do đó, cũng giống như thoái hóa khớp, để hỗ trợ ngăn chặn và chữa trị hiệu quả bệnh lý này, chúng ta cần phải bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, có tác dụng điều tiết được hệ miễn dịch, kiểm soát không để phản ứng viêm từ màng hoạt dịch khớp xâm nhập vào sụn và xương dưới sụn, phá hủy cấu trúc khớp làm biến dạng ngón tay.
Dạng viêm khớp này có mối quan hệ mật thiết với bệnh vảy nến – có đặc trưng là xuất hiện mảng da màu đỏ phủ vảy bạc. Hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh lý này đều hình thành bệnh vẩy nến trước và sau đó mới được chẩn đoán là bị viêm khớp, nhưng đôi khi viêm khớp có thể bắt đầu trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh vảy nến.
Bệnh viêm khớp vảy nến có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, bao gồm cả đầu ngón tay và cột sống theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời và đúng cách, nguy cơ tàn phế là rất cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp sau chấn thương có xu hướng phát triển trong nhiều năm kể từ chấn thương ban đầu như gãy cổ tay, rách dây chằng ở cổ tay… Mặc dù chấn thương đã được khắc phục và lành lại, nhưng chúng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp theo thời gian.
Ngoài 4 dạng viêm khớp cổ tay thường gặp mà chúng tôi giới thiệu ở trên thì còn có một số bệnh lý khác, chẳng hạn: gout, viêm khớp phản ứng… Điểm chung của những căn bệnh này là đều gây viêm ở khớp cổ tay.
Đau nhức và cứng khớp là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp cổ tay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm:
Sưng khớp.
Cứng khớp
Nóng đỏ.
Hạn chế khả năng vận động
Lực bàn tay suy yếu gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
Phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo khi cử động cổ tay hoặc bàn tay.
Viêm khớp cổ tay gây đau nhức và làm giảm phạm vi cử động của bàn tay
Không phải tất cả người bệnh bị viêm cổ tay đều có những triệu chứng giống nhau. Tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ tổn thương khớp cổ tay, các triệu chứng của viêm khớp cổ tay ở mỗi người sẽ có sự khác biệt nhất định.
Nguyên nhân khiến bạn bị viêm khớp cổ tay có thể là những tác động ngoại lực từ bên ngoài và cũng có thể là sự bất thường bên trong cơ thể, cụ thể đó là:
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gốc rễ của nhiều dạng bệnh viêm khớp ở cổ tay, phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đây là phát hiện mới về cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp khiến xương khớp đau mỏi và suy thoái, mất dần chức năng vận động. Quá trình rối loạn miễn dịch dẫn đến viêm khớp cổ tay được mô tả như sau:
Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, nhận định (một cách sai lầm) các cấu trúc của cơ thể (như màng hoạt dịch khớp) là kháng nguyên giống những tác nhân gây bệnh bên ngoài (virus, vi khuẩn, nấm…) nên sản sinh ra loạt chất tiền viêm gồm TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma tấn công chính các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể, trong đó có hệ thống khớp xương. Cụ thể, đối với nhóm viêm khớp do bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp, Lupus ban đỏ…), yếu tố gây viêm sẽ xâm nhập vào màng hoạt dịch, làm suy giảm dịch khớp, rồi từ đây tiếp cận và hủy hoại sụn, xương dưới sụn.
Đến nay, lý do khiến hệ miễn dịch rối loạn vẫn chưa được xác định rõ ràng, thế nên việc chặn đứng hoàn toàn hiện tượng này là điều không thể.
Nhưng bằng cách cung cấp kịp thời cho cơ thể các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ ức chế yếu tố gây viêm (như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới) sẽ hỗ trợ làm giảm hoạt động của phản ứng viêm, xoa dịu cảm giác đau và hạn chế hư hại xương khớp từ gốc.
Viêm khớp cổ tay có thể hình thành tự nhiên theo tiến trình lão hóa của cơ thể. Tuổi càng cao, sụn và xương dưới sụn càng bị bào mòn, chất lượng dịch nhờn càng suy giảm khiến chức năng vận động gặp nhiều khó khăn. Phát hiện mới còn cho thấy khi thoái hóa khớp có hiện tượng viêm kèm theo. Các yếu tố gây viêm sẽ phá hủy dần sụn và xương dưới sụn.
Trong khi đó, khả năng tự phục hồi và tái tạo của xương khớp không còn mạnh mẽ như khi còn trẻ làm suy yếu cấu trúc khớp. Các thành phần liên kết lỏng lẻo, tổn thương tại sụn không thể phục hồi tất yếu đẩy khớp vào con đường viêm, thoái hóa nặng nề hơn.
Cổ tay sẽ dễ bị viêm hơn sau khi gặp phải một chấn thương nào đó. Nếu gãy xương cẳng tay (xương trụ hoặc xương quay) sẽ làm cho bề mặt khớp sần sùi, nhanh bị mòn hơn so với bề mặt khớp trơn nhẵn, khiến thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn. Còn nếu rách hoặc đứt dây chằng, các xương không thể di chuyển nhịp nhàng và ổn định sẽ làm tăng lực ma sát giữa hai đầu xương dẫn đến viêm khớp.
Ngoài 3 nguyên nhân chính là rối loạn miễn dịch, lão hóa, chấn thương thì cổ tay bị viêm còn liên quan đến một số yếu tố sau:
Tính chất công việc: Các công việc đòi hỏi khớp cổ tay, bàn tay phải cử động liên tục trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm cổ tay.
Virus, vi khuẩn: Từ một vết thương ở vị trí khác trên cơ thể, virus hay vi khuẩn có thể theo máu đến màng hoạt dịch, kích thích phản ứng viêm tại cổ tay.
Thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là vào mùa đông khiến xương khớp không kịp thích ứng, kèm theo đó là sự hạn chế vận động của cơ thể làm cho các triệu chứng viêm khớp cổ tay tiến triển nặng hơn.
Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình bị viêm khớp cổ tay sẽ có tỉ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn người khác.
Giới tính: Viêm khớp nói chung xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Bệnh viêm khớp cổ tay tìm đến bạn theo những cách khác nhau, có thể đột ngột bùng phát hoặc âm ỉ tiến triển trong nhiều năm. Mặc dù, căn bệnh này không ngoại trừ một ai, thế nhưng theo thống kê, viêm khớp cổ tay xuất hiện nhiều hơn ở các trường hợp dưới đây:
Người lớn tuổi (trên 60 tuổi).
Nhân viên văn phòng, công nhân, lao công, thợ xây, thợ cắt tóc và người giúp việc…
Vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao như: cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, golf…
Người từng gặp chấn thương ở cổ tay, ví dụ: gãy xương, bong gân, rách dây chằng…
Phụ nữ mang thai
Nhìn chung, bệnh viêm khớp cổ tay phát triển theo 3 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống rõ rệt qua từng giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc nhức cổ tay khi xoay tay nắm cửa, cầm vợt tennis hoặc đánh gôn, vặn nắp lọ… Thường thì cơn đau chỉ xảy đến khi cổ tay hoạt động, còn nếu nghỉ ngơi, cảm giác đau nhức sẽ được xoa dịu.
Khi viêm khớp cổ tay chuyển sang giai đoạn tiến triển, bạn có thể luôn cảm thấy đau nhói ở cổ tay nhưng không đến mức dữ dội. Chuyển động bị hạn chế và các công việc hàng ngày cũng có thể trở nên khó khăn.
Bạn thậm chí có thể cảm thấy đau nhức ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Cổ tay sưng lên và có cảm giác mềm, ấm khi chạm vào.
Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ngay cả khi nghỉ ngơi
Lúc này, mọi cử động đều khiến cổ tay của bạn đau nhói. Cơn đau diễn ra liên tục và dữ dội khiến bạn không thể thực hiện bất kì công việc gì. Ở giai đoạn này, ngoài cảm giác đau nhức, các triệu chứng khác bao gồm cứng khớp, yếu cơ, cơ thể mệt mỏi, sốt… cũng bộc lộ rõ nét.
Viêm khớp nói chung và viêm khớp cổ tay nói riêng là bệnh lý mạn tính, tức là sẽ đeo đuổi người bệnh suốt cuộc đời. Nhắc đến căn bệnh này, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh cụm từ “suy giảm chất lượng cuộc sống”.
Đúng vậy, bệnh lý viêm khớp không đe dọa tính mạng con người, nhưng bạn sẽ phải “chung sống” với nó suốt những năm tháng về sau, kể từ khi phát bệnh. Các triệu chứng của bệnh như đau nhức, căng cứng khớp, sưng tấy… sẽ cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây teo cơ, thậm chí liệt bàn tay khiến cả sức khỏe lẫn tinh thần người bệnh đều sa sút. Đó là chưa kể, một số dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng hay gout, ngoài các tổn thương tại khớp, chúng còn làm ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác, bao gồm: da, mắt, phổi, tim và mạch máu…
Diễn biến của bệnh rất khó lường và tiềm ẩn biến chứng không thể phục hồi. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cổ tay có dấu hiệu đau nhức bất thường (kéo dài hơn 1 tuần), bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám kỹ lưỡng, từ đó phát hiện bệnh từ sớm giúp bảo tồn khớp tối đa.
Bệnh viêm khớp cổ tay có thể bị nhầm lẫn là hội chứng ống cổ tay. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để xác định chính xác vấn đề đang xảy ra ở cổ tay.
Trước khi tiến hành thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các biểu hiện ở cổ tay bằng cách vặn hoặc uốn cong cả hai cổ tay theo mọi hướng và sờ (nắn), gõ… để đưa ra những đánh giá quan trọng:
Cổ tay có bị giảm phạm vi chuyển động hay không.
Mức độ đau và vùng chịu ảnh hưởng của cơn đau cổ tay.
Cổ tay chỉ sưng tấy hay có sự thay đổi về mặt hình dáng.
Khả năng cử động của các ngón tay, nhất ngón tay cái.
Phản xạ cũng như khả năng cảm nhận của bàn tay và ngón tay.
Bác sĩ kiểm tra phản xạ và mức độ đau ở khớp để chẩn đoán tình trạng bệnh lý
Có được những kết luận ban đầu về tình trạng bệnh lý từ việc kiểm tra thể chất, bác sĩ cần thực hiện thêm bước chẩn đoán hình ảnh là chụp X – quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định cụ thể thành phần nào trong khớp đang bị tổn thương bởi phản ứng viêm. Hơn nữa, thông qua hình ảnh chụp chiếu nội khớp, bác sĩ sẽ biết được chính xác mức độ hư hại của sụn, xương dưới sụn và hệ thống mô mềm, từ đó định hình được giai đoạn phát triển của bệnh.
Trường hợp không chắc chắn là thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ làm thủ tục xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy sự tồn tại của các kháng thể được gọi là yếu tố dạng thấp thì đó chính là viêm khớp dạng thấp.
Kết quả đo điện cơ sẽ phản ánh những bất thường về dây thần kinh và cơ, từ đó phát hiện những tổn thương ở cổ tay và biết được người bệnh có bị hội chứng ống cổ tay hay không.
Mục tiêu của phác đồ điều trị viêm khớp cổ tay không phải chữa khỏi bệnh mà là bảo tồn khớp, giảm nhẹ các triệu chứng và duy trì chức năng cử động cho khớp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp.
Điều trị ban đầu cho bệnh nhân viêm khớp cổ tay thường là điều trị không phẫu thuật nhằm giảm nhẹ triệu chứng đau nhức và cải thiện chức năng vận động. Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật bao gồm:
Nghỉ ngơi: Hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động khiến cơn đau cổ tay trở nên tồi tệ hơn là bước đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng.
Chườm nóng, chườm lạnh: Liệu pháp có thể làm dịu cảm giác đau và giảm sưng tấy giúp cổ tay thoải mái hơn.
Đeo nẹp cổ tay: Cố định cổ tay bằng nẹp trong thời gian ngắn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và ổn định khớp.
Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm để giảm đau và sưng cổ tay. Nếu cơn đau không thuyên giảm bằng thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống viêm trực tiếp vào khớp.
Vật lý trị liệu:. Các bài tập cụ thể do bác sĩ/ chuyên gia vật lý trị liệu thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân sẽ giúp cải thiện phạm vi chuyển động và chức năng cử động cho cổ tay.
Yếu tố an toàn trong điều trị không phẫu thuật
Tất cả các loại thuốc chống viêm (dạng tiêm hay uống) đều chỉ mang lại hiệu quả tức thời. Nếu sử dụng quá liều lượng hoặc lạm dụng trong thời gian dài, thuốc giảm đau, chống viêm có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như đau dạ dày, tích nước, mất ngủ, bào mòn sụn khớp… Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc trong điều trị viêm khớp cổ tay.
Hiện nay, để giảm bớt thời gian sử dụng thuốc giảm đau và tránh để người bệnh phụ thuộc quá nhiều vào loại thuốc này, chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung sản phẩm từ thiên nhiên như JEX thế hệ mới. Bộ dưỡng chất ưu việt gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ức chế quá trình viêm – từ đó hỗ trợ giảm đau khớp cổ tay từ gốc một cách an toàn và hiệu quả.
Nếu điều trị ban đầu không làm giảm các triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức độ hư hỏng của sụn và xương dưới sụn, hoặc là loại bỏ các xương nhỏ ở cổ tay hoặc thay toàn bộ cổ tay để tạo hình khớp mới.
Khớp cổ tay là khớp nhỏ nhưng có cấu tạo phức tạp. Chính vì thế, để đảm bảo phẫu thuật chính xác, người bệnh nên thực hiện tại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình của bệnh viện uy tín và chuyên nghiệp (điển hình như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh).
Thường xuyên thực hiện các bài tập tay sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau và căng cứng khớp cổ tay. Bạn có thể áp dụng những bài tập uốn dẻo và uốn cong cổ tay, bàn tay, ngón tay đơn giản mà chúng tôi giới thiệu sau đây.
Bài tập 1: Kéo căng ngón tay và cổ tay
Đưa cánh tay phải ra trước mặt, duỗi thẳng cổ tay với lòng bàn tay mở rộng.
Xoay lòng bàn tay sao cho các đầu ngón tay hướng xuống đất.
Dùng tay trái kéo các đầu ngón tay phải vào bên trong, càng gần cổ tay càng tốt.
Giữ khoảng 5 giây rồi đổi sang tay còn lại.
Bài tập 2: Nắm và xòe bàn tay
Nắm chặt hai bàn tay tạo thành hình nắm đấm, sau đó xòe rộng ra hết mức có thể.
Đưa các ngón tay ra xa nhau giống hình cánh quạt.
Lặp lại 10 lần, mỗi lần khoảng 5 giây.
Bài tập 3: Chạm ngón tay cái vào các ngón còn lại
Đưa tay phải ra trước mặt và lần lượt chạm đầu ngón cái vào ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ.
Làm tương tự với tay trái.
Lặp lại động tác này 10 lần mỗi bên tay rồi thả lỏng các ngón tay.
Bài tập 4: Cầu nguyện
Nhấn hai bàn tay vào nhau ở giữa ngực với khuỷu tay hướng ra hai bên.
Ép hai lòng bàn tay vào nhau rồi di chuyển từ cằm xuống đến rốn.
Thả lỏng và lặp lại động tác này 10 lần.
Chủ động phòng ngừa bằng những hành động thực tế không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ bị viêm khớp cổ tay mà còn giúp kiểm soát tối đa các triệu chứng nếu không may mắc phải căn bệnh này.
Bổ sung dưỡng chất có tác dụng tái tạo sụn, xương dưới sụn và cải thiện chất lượng dịch khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới.
Cố gắng tránh chấn thương khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
Nếu công việc cần phải nâng, đẩy hoặc kéo vật nặng, hãy sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên khớp cổ tay và bàn tay.
Nếu công việc đòi hỏi phải đánh máy nhiều, hãy chuẩn bị miếng đệm cổ tay hoặc thanh kê máy tính để tạo tư thế tốt nhất cho cổ tay và bàn tay.
Nếu mắc các bệnh tự miễn dịch nên tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tổn thương khớp.
Duy trì các bài tập bàn tay và ngón tay sẽ giúp giữ cho dây chằng, gân ở cổ tay hoạt động linh hoạt, đồng thời tăng cường điều tiết dịch nhờn.
Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc.
Không xoay, vặn khớp cổ tay bất ngờ.
Chuẩn bị miếng đệm cổ tay khi phải làm việc với máy tính thời gian dài
Như vậy, thiết lập những thói quen sinh hoạt khoa học kết hợp bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp và hạn chế ngoại lực tác động lên khớp không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp cổ tay mà còn giúp củng cố sức khỏe toàn thân.
Một điều bạn cần chú ý nữa là thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện mầm mống bệnh sớm, kịp thời có giải pháp khắc phục, hạn chế tổn thương sụn và xương dưới sụn của khớp cổ tay.
Khớp cổ tay chi phối phần lớn các hoạt động thường này của chúng ta, từ ăn uống, giặt giũ, mặc quần áo đến lái xe, cầm xách đồ vật… Vậy nên, chúng ta cần chủ động chăm sóc và bảo vệ xương khớp từ sớm để tránh viêm khớp cổ tay làm gián đoạn cuộc sống.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ