Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Có tới 10-20% trường hợp viêm khớp phản ứng là giai đoạn cảnh báo của bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến – vốn đều là các bệnh khớp mạn tính gây đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của người bệnh.

Viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng là một loại bệnh viêm khớp vô khuẩn, xuất hiện thứ phát sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp, thường là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Bệnh viêm khớp phản ứng thường gây ra tình trạng viêm từ một đến vài khớp, thường gặp ở các khớp lớn như hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu… Viêm khớp phản ứng là hậu quả của quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn.

Viêm khớp phản ứng là gì

Viêm khớp phản ứng là bệnh mang tính hệ thống do có tổn thương ở một số cơ quan ngoài khớp như kết mạc, niệu đạo, đại tràng, cầu thận.

Viêm khớp phản ứng thường không phổ biến nhưng dễ tái đi tái lại ở một số người. Trong đó, nguyên nhân chính thường là do vi khuẩn gây ra bệnh viêm khớp phản ứng. Vi khuẩn gây ra bệnh viêm khớp phản ứng bằng cách làm xáo trộn khả năng bảo vệ của cơ thể. Có thể kể đến một số con đường vi khuẩn dễ lây lan bệnh viêm khớp phản ứng như:

Vi khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường do các vi khuẩn: Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia…

Vi khuẩn đường tiết niệu – sinh dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân đầu tiên (ví dụ như nhiễm Chlamydia Trachomatis).

Các nguyên nhân khác

Virus cũng được ghi nhận là nguyên nhân của viêm khớp phản ứng như: virus viêm gan, Parvovirus, Rubella, HIV… Viêm khớp phản ứng thỉnh thoảng cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị lao hệ thống, yếu tố di truyền cũng được xem là “chất xúc tác” cho bệnh viêm khớp phản ứng phát triển. Theo sau tình trạng viêm đường ruột mạn tính, viêm loét đại tràng… cũng có thể là viêm khớp phản ứng.

Người mắc bệnh viêm khớp phản ứng sẽ phải “hứng chịu” những cơn đau nhức tại các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như vùng xung quanh chi dưới, cột sống thắt lưng và các khớp xương cùng. Đầu gối và mắt cá chân là những khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất của viêm khớp phản ứng, tuy nhiên không quá 6 khớp bị đau cùng 1 lúc. Người bệnh thường bắt gặp các cơn đau diễn ra vào buổi tối và cứng khớp vào sáng sớm sau khi ngủ dậy.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng thường ghi nhận rõ ràng sau 1-3 tuần mắc bệnh, thậm chí nhiều trường hợp mất đến vài tháng hoặc vài năm để phát hiện ra bệnh. Có thể chia các triệu chứng của bệnh thành 4 nhóm chính: toàn thân; hệ cơ xương khớp; hệ bài tiết, da và niêm mạc.

Toàn thân

Có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, gầy sút, lở miệng, phát ban ở lòng bàn chân…

Hệ cơ xương khớp

+ Viêm một hoặc vài khớp, không đối xứng, thường gặp các khớp ở chi dưới như: khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, có thể có biểu hiện ngón chân hình khúc dồi (xúc xích).

+ Bệnh nhân có thể bị đau tại cột sống, viêm khớp cùng chậu, khớp vai, khớp khuỷu tay, cổ tay, ngón tay.

+ Viêm khớp phản ứng thường kèm theo viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân, nhất là gân gót và mắt cá chân.

+ Người bệnh có thể bị viêm khớp ngoại biên tái phát nhiều đợt hoặc viêm khớp cùng chậu và khớp đốt sống mạn tính tiến triển thành bệnh viêm cột sống dính khớp.

Tổn thương da và niêm mạc

Có thể gặp các tổn thương da tăng sừng hóa ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu hoặc da đầu giống như viêm da trong vẩy nến. Các tổn thương sưng viêm niêm mạc miệng, lưỡi, viêm bao quy đầu. bệnh cũng liên quan đến mắt như viêm kết mạc (30%) hoặc viêm màng bồ đào.

Hệ bài tiết

Các triệu chứng có thể bao gồm đau đi kèm với nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần… hậu quả là gây ra viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới), ung thư cổ tử cung (ở nữ).

Tổn thương do viêm khớp dạng thấp

Với viêm khớp phản ứng, người bệnh cũng thường bị tổn thương ở mắt: mắt đỏ, sợ nhìn vào ánh sáng, đau nhức vùng hốc mắt

Trường hợp hiếm hoi có thể gặp ở hệ thống tim mạch và gây ra những bất thường cho hệ thống dẫn truyền và trào ngược động mạch chủ. Bệnh lý liên quan đến tủy, bệnh tiêu chảy và viêm đại tràng cũng có thể tăng nặng hơn khi người bệnh bị viêm khớp phản ứng.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng, vì các vi khuẩn này rất phổ biến. Theo nghiên cứu, bệnh viêm khớp phản ứng thường gặp ở độ tuổi từ 20-50, đặc biệt là ở nam giới.

Một số bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng sau khi có xét nghiệm HLA-B27 dương tính. Tuy nhiên, những bệnh nhân có HLA-B27 âm tính cũng có thể bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng sau khi tiếp xúc với vi sinh vật chứa vi khuẩn hoặc lây từ người sang người (qua đường tình dục).

Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch suy yếu như bệnh HIV và AIDS cũng có nguy cơ mắc thêm chứng viêm khớp phản ứng.

Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng

Các vi khuẩn gây bệnh viêm khớp phản ứng có thể lây từ người sang người qua đường tình dục, nguồn thực phẩm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe các khớp bằng cách quan sát các biểu hiện của bệnh nhân như mức độ nhiễm trùng, triệu chứng bất thường của các cơ và khớp như sưng, nóng, đỏ và đau là điển hình, đồng thời kết hợp với các biện pháp lâm sàng sau:

Xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm phản ứng, các dấu hiệu gây viêm, các kháng thể liên quan đến các loại viêm khớp khác…

Các chuyên gia xương khớp dùng kim rút dịch khớp (chất lỏng bên trong khớp) ra để kiểm tra:

  • Tế bào bạch cầu: Nếu số lượng bạch cầu nhiều hơn bình thường – dấu hiệu khởi phát của viêm hoặc nhiễm trùng khớp.

  • Mức độ nhiễm trùng: Vi khuẩn tồn tại bất thường trong dịch khớp có thể dẫn đến tổn thương khớp nghiêm trọng.

  • Tinh thể: Xét nghiệm các tinh thể (chủ yếu là axit uric) trong dịch khớp để tìm ra các bệnh khác như gút lẫn viêm khớp phản ứng.

  • Để nâng cao khả năng chính xác, các bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu xét nghiệm nhiễm Chlamydia (sử dụng mẫu nước tiểu) hoặc xét nghiệm gen HLA-B27 (miếng gạc ở bộ phận sinh dục).

Cuối cùng là chụp phương pháp chụp X-Quang để kiểm tra tất cả các khớp chân, khớp tay và xung quanh thắt lưng, xương chậu xem có đặc trưng nào của bệnh viêm khớp phản ứng hay không.

Bệnh viêm khớp phản ứng có chiều hướng tiến triển thành bệnh cấp tính hoặc mạn tính, mức độ nhẹ hay nặng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, bệnh hầu như không gây ảnh hưởng đến chức năng vận động nên chưa được quan tâm trong chẩn đoán và điều trị.

Theo báo Sức khỏe đời sống, hiện nay có tới 10-20% trường hợp bệnh viêm khớp phản ứng là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh mạn tính như bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến… hầu hết các bệnh này đều ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống và chức năng vận động của các khớp, cột sống của người bệnh.

Bảo vệ và tăng cường sức khỏe khớp

Bình thường, khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra các kháng thể để tiêu diệt kẻ thù, giúp bảo vệ khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt nếu gặp chấn thương, virut, vi khuẩn hoặc nấm tấn công sẽ kích thích thích cơ thể phản ứng lại bằng cách kích hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, cơ thể bắt đầu tấn công sai “kẻ thù”, thay vào đó là phá hủy màng hoạt dịch của khớp gây ra viêm khớp.

Cụ thể là khi bị nhiễm khuẩn, cấu trúc màng vi khuẩn gần giống với cấu trúc của màng hoạt dịch khớp. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt bởi các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B & T gia tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… tấn công màng hoạt dịch của khớp. Điều này gây ra viêm màng hoạt dịch của khớp, đồng thời giảm thiểu chất lượng dịch khớp, tổn thương sụn và xương dưới sụn.

Hiện nay, sự kết hợp của những hoạt chất thiên nhiên quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được chứng minh là đang làm rất tốt tất cả những nhiệm vụ trên. Giải pháp hỗ trợ này không chỉ hiệu quả cao mà còn tiết kiệm chi phí điều trị và mang lại chất lượng cuộc sống khi người bệnh có thể thoát khỏi “án tàn phế” và sống tự chủ.

Viêm khớp phản ứng nên làm gì

Tập luyện thể thao

Mặc dù viêm khớp phản ứng thường gây đau và sưng đỏ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cản trở sinh hoạt bình thường. Nhưng ngồi một chỗ cũng không có lợi. Thay vào đó, bạn nên tập luyện thể thao dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc nhà vật lý trị liệu để đảm bảo thực hiện đúng động tác, cũng như có cường độ phù hợp. Những bài tập người bệnh viêm khớp phản ứng có thể tập là:

Aerobic: Tập ít nhất 2 tiếng 30 phút mỗi tuần ở mức độ vừa phải và đều đặn giúp các khớp linh hoạt hơn. Nên chọn các bài tập ít gây áp lực lên các khớp như tennis, bơi lội, đạp xe, đi bộ…

Squat: Triển khai động tác với cường độ nhẹ và có thể tìm điểm tựa như vịn vào lan can ít gây áp lực lên các khớp.

Yoga: Lợi ích từ yoga được nhiều người ghi nhận là giúp tăng khả năng giữ thăng bằng, giúp khớp chuyển động linh hoạt, dẻo dai hơn, nếu thực hiện đúng tư thế.

Phòng ngừa viêm khớp phản ứng

Vận động thể thao thường xuyên giúp cơ thể và xương khớp chắc khỏe hơn

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bệnh viêm khớp phản ứng là do vi khuẩn gây ra và tấn công hệ miễn dịch, vì vậy chế độ ăn uống khoa học góp phần xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể.

  • Bữa ăn hàng ngày nên tăng cường bổ sung chất béo tốt, vitamin và khoáng chất.

  • Ăn đúng giờ, nên chia nhỏ các bữa ăn ra và ưu tiên thức ăn lỏng. Chú ý đến các dụng cụ chế biến thức ăn, chọn nguồn thực phẩm sạch vì bệnh viêm khớp phản ứng lây nhiễm từ đường tiêu hoá.

  • Nên ăn chín uống sôi, tránh ăn các món ăn tái sống vì dễ nhiễm khuẩn.

Phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh

  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay chuyên dụng

  • Giữ cho miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên.

  • Ngừng hút thuốc

  • Sử dụng thực phẩm được bảo quản đúng cách.

  • Đảm bảo các vật dụng nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

Các cách trên đây có thể giúp bạn tránh được sự lây nhiễm từ vi khuẩn truyền qua thực phẩm, tiếp xúc cơ thể… gây viêm khớp phản ứng như Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter. Ngoài ra, quan hệ tình dục an toàn cũng góp phần ngăn chặn được các bệnh truyền nhiễm, nhờ vậy làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng.

Nếu bạn bị đau khớp kèm triệu chứng sưng tấy, đỏ trong vài ngày hoặc sau khi bị tiêu chảy, nhiễm trùng bộ phận sinh dục, ngay lập tức hãy liên hệ địa chỉ thăm khám gần nhất.

Điều trị hậu quả của viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng có thể cản trở hoạt động bình thường nên cần sớm gặp bác sĩ để chấm dứt các cơn đau nhức

Mục đích của việc điều trị bệnh viêm khớp phản ứng là làm giảm viêm và ngăn chặn hình thành các yếu tố tiền viêm khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Điều trị dùng thuốc

Đối với tình trạng viêm khớp phản ứng do nhiễm trùng vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh. Dùng loại thuốc kháng sinh nào còn tùy thuộc vào loại virus có trong cơ thể. Khi đã kiểm soát được nhiễm khuẩn, nếu còn đau khớp sẽ dùng thêm các thuốc chống viêm. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp phản ứng thường dùng có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Được kê toa và giúp giảm viêm và đau do viêm khớp phản ứng.

  • Thuốc corticoid: Tiêm corticosteroid vào các khớp bị ảnh hưởng có thể làm giảm viêm và cho phép bạn trở lại mức hoạt động bình thường.

  • Steroid tại chỗ: Được sử dụng cho các triệu chứng đỏ đau trên da do viêm khớp phản ứng.

  • Thuốc trị viêm khớp dạng thấp: Các loại thuốc như sulfasalazin, methotrexate, etanercept có thể giảm triệu chứng sưng đau và cứng khớp cho một số người bị viêm khớp phản ứng.

Điều trị không dùng thuốc

Tập vật lý trị liệu là một trong những cách cải thiện bệnh lý viêm khớp phản ứng hữu hiệu. Các bài tập giúp tăng cường sự linh hoạt, sức mạnh nhằm phát triển các nhóm cơ xung quanh các khớp bị viêm khớp phản ứng hoành hành. Các bài tập có liên quan đến sự chuyển động có thể làm tăng độ dẻo dai, giảm độ cứng và ngừa các biến chứng teo cơ cứng khớp nguy hiểm.

Các bài tập cho viêm khớp, thoái hóa khớp cũng phù hợp cho bệnh viêm khớp phản ứng khi áp dụng cho khớp gối, cổ chân, khớp háng, cột sống thắt lưng…

Vật lý trị liệu viêm khớp phản ứng

Vật lý trị liệu là cách can thiệp đến bệnh viêm khớp phản ứng từ bên ngoài 

Viêm khớp phản ứng có lây không?

Viêm khớp phản ứng không lây từ người sang người. Trừ trường hợp quan hệ tình dục không an toàn hoặc vi khuẩn xâm nhập qua thực phẩm bẩn, khi đó vi khuẩn tấn công màng hoạt dịch của khớp, khiến các khớp bị đau nhức, sưng viêm rất khó chịu. Tuy nhiên, chỉ một số ít người bị viêm khớp phản ứng trong trường hợp nhiễm những loại vi khuẩn này.

Viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi?

Hầu hết bệnh nhân mắc viêm khớp phản ứng sẽ có khả năng tự phục hồi, trong khoảng 6-12 tháng. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm bệnh có thể tiến triển nặng hơn và lâu khỏi. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh viêm khớp phản ứng, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn và lựa chọn những sản phẩm bảo vệ xương khớp được các chuyên gia khuyến nghị.

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp phản ứng nào được các chuyên gia thống nhất. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và tiền sử nhiễm khuẩn (đường tiết niệu – sinh dục, đường tiêu hóa).

Viêm khớp phản ứng có hết không? Điều trị có khỏi hoàn toàn không?

Dù rằng viêm khớp phản ứng là một bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như gây đau đớn, hạn chế vận động…. tuy nhiên viêm khớp phản ứng không phải là bệnh mãn tính và có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm trước khi các khớp bị tổn thương nặng nề.

Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu sớm của viêm khớp phản ứng nói riêng và viêm khớp nói chung, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán sớm bệnh, từ đó có phác đồ điều trị sớm, hiệu quả giúp điều trị và cải thiện tình trạng bệnh.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

 

15:00 24/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ