Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Khô khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Khô khớp vai là tình trạng mà khi cử động khớp vai có tiếng kêu lục khục, lạo xạo. Đây là dấu hiệu phổ biến của quá trình lão hóa khớp, thường gặp ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ cũng gặp phải vấn đề này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khớp vai chịu trách nhiệm đảm bảo sự linh hoạt của cánh tay, bả vai và có tần suất vận động nhiều. Do đó, chúng có nguy cơ bị tổn thương và mắc các bệnh lý về khớp, bao gồm hiện tượng khô khớp. Nếu bị khô khớp vai, người bệnh sẽ nhận thấy dấu hiệu rõ ràng nhất vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.
Đa số những người gặp phải tình trạng này thường không quá để tâm, chỉ khi khô khớp vai diễn biến nặng hơn đi kèm với một số dấu hiệu khác thường, người bệnh mới ý thức được sự nghiêm trọng và tìm cách chữa trị.
Khô khớp vai thường không có nhiều dấu hiệu cảnh báo trong khoảng thời gian đầu mắc bệnh
Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp người bệnh nhận biết sớm khô khớp vai, từ đó kịp thời điều trị, bảo tồn khớp vai:
Có tiếng kêu khi cử động khớp: Mỗi khi xoay cánh tay hoặc nâng lên – hạ xuống, người bệnh nghe thấy tiếng kêu lục khục, nhưng không có cảm giác đau nhức là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc bệnh khô khớp vai.
Đau/nhức khớp vai: Ở giai đoạn bệnh tiếp theo, những cơn đau nhức ở vai dần xuất hiện, có thể là đau âm ỉ, châm chích hoặc đau nhói.
Mức độ đau nhức nặng hơn và lan rộng sang những vùng khác: Tần suất các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều và kéo dài, lan ra những vùng khác như bả vai hoặc cánh tay. Điều này khiến cho các hoạt động xoay khớp vai, cầm nắm bị ảnh hưởng rất nhiều.
Sưng đỏ đi kèm với nóng sốt: Bên cạnh cảm giác đau nhức, khi bị khô khớp vai, người bệnh có thể gặp hiện tượng sưng đỏ quanh bả vai, kèm theo biểu hiện sốt do phản ứng viêm trong khớp vai. Lúc này, người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất để có phương pháp điều trị phù hợp và ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn.
Khô khớp vai là một trong những bệnh lý khó phát hiện ở giai đoạn sớm và diễn biến khá chậm. Thông thường, căn bệnh này sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn sau đây:
Ở giai đoạn này, triệu chứng bệnh chưa rõ ràng và người bệnh chưa cảm nhận được nhiều sự thay đổi của cơ thể. Nhiều người bệnh chỉ nghe thấy tiếng kêu lục khục khi cử động bả vai và thường không có dấu hiệu đau nhức hay sưng, viêm.
Khi chuyển sang giai đoạn này, các cơn đau nhức vai dần xuất hiện. Khi dần về cuối giai đoạn II, cơn đau có thể lan rộng ra những vùng lân cận khiến người bệnh hạn chế cử động. Người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ kịp thời để điều trị, tránh những biến chứng sau này.
Đây là giai đoạn bệnh đã nặng. Tiếng kêu khớp vai và cơn đau nhức sẽ đi kèm với một số biểu hiện như sưng tấy, tê, nóng sốt. Người bệnh có thể khó thực hiện những hoạt động thường ngày như vươn vai, xoay vai và cầm nắm…
Khô khớp vai phổ biến ở người từ 40 tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, lối sống chưa khoa học hoặc chấn thương… cũng khiến cho một số người trẻ gặp phải tình trạng này.
Sụn khớp – nơi tiếp giáp giữa các đầu xương với nhau, có tác dụng bảo vệ, giảm ma sát và sang chấn khi cơ thể chuyển động. Theo thời gian, quá trình lão hoá gây ra những tổn thương nhất định lên cả sụn khớp và xương dưới sụn, làm suy giảm hoạt động của các tổ chức quanh khớp, kể cả bao hoạt dịch – nơi sản xuất chất dịch nhờn, khiến khớp bị khô. Do đó, khi cử động vai, người bệnh thoái hóa khớp sẽ nghe thấy tiếng kêu lục khục do bệnh khô khớp vai gây ra.
Bên cạnh thoái hóa khớp, khô khớp vai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý về xương khớp khác như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, nhiễm trùng khớp… Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sự điều tiết dịch khớp, sụn khớp không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến khô khớp.
Khớp vai là một trong những khớp có cường độ cử động nhiều nhất cơ thể. Các vận động viên, người chơi các loại thể thao như tennis, bơi lội, cầu lông và những người làm công việc phải cử động vai thường xuyên có nguy cơ chấn thương khớp vai cao nhất. Khi bị chấn thương, khớp vai có thể bị giảm tiết chất nhờn, gây khô khớp, cứng khớp.
Các vận động viên thể thao rất dễ bị khô khớp vai do hoạt động thể thao quá mức
Nước (70%), collagen type II (20%), proteoglycan (10%) là những thành phần cấu tạo nên sụn khớp. Sụn khớp là mô trong suốt, đàn hồi, giúp giảm ma sát và sang chấn cho đầu xương, được nuôi dưỡng bởi dịch khớp và xương dưới sụn. Mặt trong bao khớp là màng hoạt dịch tiết ra dịch khớp, đảm bảo các khớp hoạt động trơn tru và linh hoạt.
Theo quá trình lão hoá tự nhiên của con người, thường là sau 30 tuổi, chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể, gồm cả bao hoạt dịch sẽ suy yếu. Bao hoạt dịch suy yếu không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn khớp và nuôi dưỡng sụn, khiến khớp bị khô.
Thói quen hoạt động, làm việc sai cách, chẳng hạn luyện tập quá sức, ngồi nhiều giờ liên tục, ngồi lệch vai, nằm ngủ một bên…cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ khô khớp vai, đặc biệt là ở người trẻ. Những người trẻ tuổi thường không quan tâm đến vấn đề xương khớp, luôn mang trong mình tâm lý rằng mình còn trẻ và khoẻ, nên sẽ không phải gặp vấn đề nghiêm trọng về khớp. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh khô khớp vai trở nặng hơn.
Ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm như: thịt đỏ, đồ ăn dầu mỡ, nội tạng động vật… và lạm dụng chất kích thích như rượu, bia… khiến cho quá trình trao đổi chất ở khớp bị gián đoạn, thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá khớp với biểu hiện đặc trưng là khô khớp vai.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất ở khớp
Bên cạnh đó, thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, gián tiếp làm mất sự ổn định của hoạt động bên trong của khớp, tăng nguy cơ khô khớp vai. Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh cũng có thể khiến khớp vai bị khô và giảm chức năng vận động.
Bệnh khô khớp vai không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến nhiều biến chứng về xương khớp như teo cơ, biến dạng khớp… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của người bệnh.
Tốt nhất, khi nhận thấy các triệu chứng về khô khớp, bệnh nhân nên thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm để phòng ngừa biến chứng. Song song đó, người bệnh nên thực hiện lối sống khoa học để đảm bảo chức năng khớp, tăng hoạt động tiết chất nhờn của bao hoạt dịch, giảm nhẹ tình trạng khô khớp..
Khi cử động vai phát ra tiếng kêu lục khục, kéo dài hơn 1 tuần, nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Trường hợp xuất hiện các biểu hiện như đau nhức, nóng sốt nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị, tránh những biến chứng sau này.
Với nền y học tiến bộ ngày nay, việc chẩn đoán khô khớp vai đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có hai cách chẩn đoán bệnh khô khớp: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.
Bác sĩ kiểm tra sơ bộ về bệnh lý cũng như những triệu chứng, biểu hiện bên ngoài khớp; thực hiện những động tác kiểm tra khả năng hoạt động của khớp vai. Đồng thời, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về triệu chứng, thời gian bệnh, mức độ đau nhức và tổn thương khớp để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp MRI, chụp cắt lớp, chụp X-quang là xét nghiệm khá phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý về xương khớp bằng hình ảnh. Những hình ảnh được tạo ra cho ta thấy được mức độ thương tổn bên trong khớp vai.
Xét nghiệm máu được thực hiện khi nghi ngờ khô khớp vai do các loại virus, vi khuẩn gây ra
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho thấy được cường độ vi khuẩn hoạt động, protein phản ứng C, tốc độ lưu thông của máu nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp vai có phải do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc một số bệnh lý như thấp khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp vảy nến hay không.
Với nền y tế phát triển như hiện nay, có rất nhiều phương thức điều trị khô khớp vai. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chữa trị phù hợp
Khi sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh khô khớp vai, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để dùng đúng thuốc đúng liều, giảm các tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, cơ thể phù nề, chức năng của gan và thận bị ảnh hưởng…. Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm, việc lạm dụng thuốc và sử dụng lâu ngày còn dẫn đến việc dễ phụ thuộc vào thuốc, lờn thuốc.
Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động của khớp. Các bài tập co duỗi, xoay vai phù hợp với tình trạng bệnh lý được áp dụng xen kẽ với việc sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chức năng xương khớp và giảm đau hiệu quả.
Các phương pháp như nhiệt trị liệu, chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm trị liệu còn có tác dụng giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất tại các khớp, người bệnh sẽ phục hồi nhanh hơn.
Chất nhờn không được tiết ra đủ để bôi trơn các khớp là nguyên nhân trực tiếp khiến vai bị khô. Các bác sĩ thường tiêm Hyaluronic Acid – một hoạt chất có tác dụng làm giảm khô, giảm ma sát giữa hai đầu xương nhờ đó giúp giảm đau và sưng viêm.
Tiêm chất nhờn vào vai chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Người bệnh phải tái thực hiện nhiều lần. Thêm vào đó, phương pháp này cần được bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tiến hành, bởi chỉ một sai sót nhỏ xảy ra có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng.
Người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và hỗ trợ chữa khô khớp vai bằng cách bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng và bảo vệ khớp từ sớm. Các thành phần như: Collagen type II không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong sản phẩm JEX thế hệ mới là những dưỡng chất chuyên biệt, có tác dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa quá trình viêm, tái tạo sụn khớp – điều mà nhiều loại thuốc hay sản phẩm khác không làm được là lựa chọn lý tưởng của người bị khô khớp nói chung và khô khớp vai nói riêng.
JEX thế hệ mới được bổ sung các hoạt chất như Collagen Type II không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khô khớp vai
Bộ dưỡng chất này được nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả cải thiện chất lượng dịch nhờn, từ đó hỗ trợ giảm tình trạng khô khớp vai. Vậy nên, sử dụng 2 viên JEX mỗi ngày, các dấu hiệu khô khớp, đau nhức xương khớp cũng dần được cải thiện đáng kể.
Nếu bệnh khô khớp vai là do thoái hóa giai đoạn nặng, khớp vai bị hư hại toàn toàn, không đáp ứng được các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào tình trạng khớp và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp, hoặc là phẫu thuật nội soi, hoặc phẫu thuật thay thế khớp.
Một số bài thuốc dân gian dùng các loại dược liệu từ Đông y hoặc nguyên liệu có sẵn như gừng, ngải cứu, lá lốt, đậu bắp… cũng được áp dụng để hỗ trợ chữa khô khớp vai. Tuy nhiên, những bài thuốc này vẫn chưa được kiểm chứng về hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng khô khớp, mọi người không nên phụ thuộc vào cách chữa bệnh khô khớp vai này.
Thêm vào đó, nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp vai là do thiếu chất nhờn ở các khớp, phải bổ sung hoạt chất chuyên biệt vào trong cơ thể để cải thiện bệnh lý. Trong khi đó, những bài thuốc từ thiên nhiên không làm được điều này.
Khô khớp vai là vấn đề ai ai cũng có thể mắc phải. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, mọi người cần có những phương pháp phòng bệnh khô khớp vai từ sớm, chẳng hạn như:
Chế độ thể thao hợp lý: Vận động nhẹ nhàng, đều đặn giúp kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất nhầy, giúp các khớp vận động mượt mà. Lưu ý, không nên chơi thể thao quá mức vì sẽ gây áp lực lớn lên khớp vai, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, gây khô khớp vai.
Ăn uống khoa học: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Những loại thức ăn chứa nhiều omega – 3, canxi, vitamin hoặc hoạt chất chống oxy hoá như các loại cá béo, các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…có tác dụng chống viêm, sản xuất những hoạt chất tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp… nên tăng cường vào thực đơn dinh dưỡng để giảm nguy cơ bị khô khớp vai.
Thăm khám bác sĩ: Bạn nên thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện những bệnh khớp sớm nhất có thể. Đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường hoặc cảm thấy đau vai, có tiếng kêu lục khục, người bệnh nên đi kiểm tra ngay lập tức, ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Khô khớp vai là dấu hiệu báo động nhiều bệnh lý về khớp. Do đó, khi phát hiện ra khớp vai có vấn đề, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. Quan trọng hơn, nên phòng ngừa bệnh khô khớp vai từ sớm bằng cách bổ sung các dưỡng chất có trong JEX… và duy trì lối sống khoa học.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ