Kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng tàn phá sức khỏe người bệnh. Theo các chuyên gia, ngoài các biện pháp giảm đau tại chỗ, người bệnh nên cải thiện chất lượng sụn khớp và xương dưới sụn càng sớm càng tốt.

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng tàn phá sức khỏe người bệnh. Theo các chuyên gia, ngoài các biện pháp giảm đau tại chỗ, người bệnh nên cải thiện chất lượng sụn khớp và xương dưới sụn càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục cơn đau khớp khi trái gió trở trời hiện được rất nhiều người bệnh quan tâm. Qua lời kể của nhiều người, triệu chứng đau khớp mà họ thường gặp phải có biểu hiện rất đa dạng. Có trường hợp “cứ trời lạnh là khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng vù, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt không thể làm gì được”, người khác lại “đầu gối nhức nhối, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục” mỗi khi trở trời. Tình trạng cứng khớp cũng liên tục được đề cập đến, “mỗi sáng ngủ dậy, tôi có cảm giác như chân của mình bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, cứ phải xoa bóp một lát mới đi lại bình thường được”.

Không ít người còn kể khổ giúp người thân: “Cứ trời lạnh là mẹ tôi lại phải khóc ròng vì khớp đau quá, không chịu đựng nổi”…

Dưới đây là một số bí quyết mà các chuyên gia xương khớp  tư vấn giúp người bệnh đối phó với các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi.

 

Kiểm soát đau khớp khi chuyển mùa

Thoái hóa khớp là bệnh lý khớp phổ biến nhất, xảy ra do sụn khớp bị lão hóa và hư hại dần theo thời gian.

 

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid

Theo Tiến sĩ Đặng Hồng Hoa do tác động của áp suất không khí và nhiệt độ môi trường thấp, khớp thường đau trội hoặc sưng to khi thời tiết thay đổi. Dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp và nếu lạm dụng các thuốc giảm đau chứa corticoid, sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày, tim mạch, thận…, đặc biệt là với người già. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các chuyên gia chuyên khoa cơ – xương – khớp để cải thiện đúng cách.

Giảm đau bằng vật lý trị liệu

Đau do thoái hóa khớp cũng là một vấn đề được nhiều người bệnh xin tư vấn. Theo thời gian, phần sụn bao bọc các đầu xương sẽ dần bị lão hóa nên không còn trơn tru, mất khả năng đàn hồi và bị mòn đi. Phần xương dưới sụn đồng thời cũng bị hư tổn, thay đổi hình dạng, cấu trúc, trở nên gồ ghề, thậm chí mọc gai xương, không còn được bao bọc và bảo vệ tốt nên khi vận động sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh vô cùng đau nhức. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khó chữa khỏi nhưng có thể loại bỏ các cơn đau. Việc tập luyện khớp mỗi ngày là rất cần thiết, tuy nhiên, phải tránh các môn thể thao đối kháng. Nếu làm việc văn phòng, nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng lên khoảng 5 – 10 phút để tránh mỏi khớp.

Giới chuyên môn cũng khuyên, người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng… Chườm nóng bằng paraffin, túi chườm nhiệt, khay nhiệt điện có tác dụng giảm đau, nhưng không nên áp dụng với ổ viêm có mủ, chấn thương đang sung huyết. Người bệnh cũng nên tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.

Bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp và xương dưới sụn

GS Trần Ngọc Ân cho hay: “Quá trình thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn là không thể tránh khỏi nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này bằng những tiến bộ y học hiện nay. Thay vì đợi đến khi đau nặng mới cải thiện, người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn và xương dưới sụn tại các khớp”. Theo đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ, uống nhiều sữa, ăn nhiều da ua, phô mai…

 

Phòng tránh đau khớp khi chuyển mùa

 

Theo các chuyên gia, đối với bệnh lý về xương khớp, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên chú ý bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, ngăn sản sinh các yếu tố gây viêm, từ đó duy trì và bảo vệ khớp chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Nhờ đó, hạn chế nguy cơ viêm gân hoặc tăng khả năng hồi phục gân trong trường hợp đã bị viêm gân do bệnh lý xương khớp.

 

cham-soc-khop-khi-chuyen-mua

Tổng hợp kết quả “Tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa”, sau một tuần triển khai.

Viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa cột sống, khớp háng, khớp gối… có thể gặp ở mọi độ tuổi chứ không phải chỉ người già như nhiều người lầm tưởng. Vậy cách phòng như thế nào? Bạn nên đọc thêm bài viết sau: Phòng cải thiện bệnh xương khớp ở mọi lứa tuổi

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

18:34 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ