Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - 11 Cách chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả thường được sử dụng
Nghiên cứu cho thấy, hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ, gây đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy có những cách chữa thoái hoá đốt sống cổ nào hiệu quả? Độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể.
Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng đốt sống cổ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân, tác động khác nhau gây ra như quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể (tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh), phồng/thoát vị đĩa đệm, dây chằng bị xơ hoá, gai cột sống… Những vấn đề này khiến mạch máu và các dây thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép, đồng thời làm biến đổi cấu trúc sụn và xương đốt sống, gây đau từ vùng cổ lan sang vùng vai gáy, đặc biệt là ở đốt sống C5 – C6 – C7.
Hiện nay, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ ngày càng cao do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: dinh dưỡng “nghèo nàn”, lười vận động, lạm dụng chất kích thích hoặc làm việc một tư thế cố định trong thời gian dài… Bệnh lý này thường gặp ở nhân viên văn phòng, công nhân và những người lao động cường độ cao, hay phải khuân vác vật nặng…
Hầu hết các bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi cố gắng vận động vùng cổ. Cảm giác đau nhức lan rộng từ vùng cổ vai gáy sang hai bên cánh tay khiến người bệnh gặp khó khăn trong hầu hết các hoạt động thường ngày. Một số trường hợp nặng sẽ thường xuyên bị đau, tê, cứng, thậm chí vẹo cổ sau khi thức dậy, thế nên cần tìm cách chữa thoái hóa đốt sống cổ sớm nhất có thể.
Hiệu quả điều trị và phục hồi đốt sống cổ phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng cũng như chủ động thăm khám, chữa trị của người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời theo đúng phác đồ, khả năng phục hồi là rất cao. Ngược lại, nếu điều trị chậm trễ và áp dụng sai phương pháp rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Ngay từ bây giờ, người bệnh có thể tham khảo những cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ sau:
Một trong những cách chữa thoái hoá đốt sống cổ mà mọi người nghĩ đến đầu tiên là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số loại thuốc giảm đau thường được dùng như:
Lưu ý, việc sử dụng các loại thuốc trên để chữa thoái hoá đốt sống cổ không có tác dụng phục hồi cấu trúc cột sống cổ đã bị thoái hoá, chỉ đem lại hiệu quả giảm đau đối với các cơn đau cấp tính và thường để lại nhiều tác dụng phụ gây hại đến dạ dày, thận và tim mạch. Một điều đáng lưu ý là sử dụng thuốc không giúp phòng ngừa bệnh tái phát và cũng không thể kiểm soát bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hoá đốt sống cổ được các chuyên gia xương khớp ưu tiên sử dụng, giúp người bệnh cải thiện các cơn đau nhức hiệu quả mà không tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thông thường, vật lý trị liệu cho cột sống sẽ kéo dài từ 6 – 8 tuần, chủ yếu là tăng cường sức mạnh cơ cổ, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và giảm đau cho người bệnh.
Vật lý trị liệu đúng cách giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục thoái hóa đốt sống cổ
Các chuyên gia có thể đề nghị bệnh nhân kết hợp tập luyện vật lý trị liệu 2 – 3 lần mỗi tuần với các phương pháp trị liệu như nhiệt – điện trị liệu, kéo giãn cột sống, siêu âm và sóng ngắn. Làm như vậy sẽ nâng cao sức khỏe toàn diện cho đốt sống cổ, đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.
Chườm nóng/ lạnh đan xen là cách trị thoái hoá đốt sống cổ được nhiều người áp dụng. Liệu pháp này giúp kích thích hệ tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ giảm đau do thoái hoá đốt sống. Bệnh nhân nên chườm nóng trước rồi hãy bắt đầu chườm lạnh sau.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp này là không được chườm đá trực tiếp vào vị trí sưng đau hoặc khu vực lưu thông máu kém quá lâu sẽ rất dễ bị bỏng lạnh. Thay vào đó hãy bọc đá trong một lớp khăn mềm, rồi chườm lên vị trí đau một thời gian ngắn và thay đổi vị trí liên tục.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống khoa học góp phần vào quá trình phục hồi và chữa lành những tổn thương do thoái hoá đốt sống cổ gây ra. Người bệnh nên chú ý cần bằng đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản trong mỗi bữa ăn: đạm, béo, tinh bột và vitamin – khoáng chất.
Đồng thời, bổ sung thêm các loại khoáng chất như omega-3, magie, beta carotene và vitamin C – D – E – K tự nhiên có trong các loại rau củ, trái cây tươi như bông cải xanh, cải xoăn, cam, thơm… cũng tốt cho người đang điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Ưu tiên sử dụng các chất béo tốt từ thực vật như các loại hạt, bơ, dầu hạt cải, dầu oliu… Hạn chế sử dụng bia, rượu, các loại thức uống chứa nhiều cafein và uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý khó có thể điều trị dứt điểm và đặc biệt các triệu chứng có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không biết cách chăm sóc xương khớp đúng cách. Hiện nay, việc chủ động bổ sung một số dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp là giải pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được các bác sĩ khuyến khích, bởi khi xương khớp được nuôi dưỡng từ sâu bên trong sẽ giúp phục hồi nhanh tổn thương và làm giảm triệu chứng đau khớp hiệu quả.
Trải qua nhiều nghiên cứu khoa học, tinh chất quý Collagen type 2 không biến tính và Collagen peptide thuỷ phân (có trong JEX thế hệ mới) được chứng minh có tác dụng đặc hiệu giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở khớp nhờ khả năng kích thích cơ thể sản sinh các chất căn bản (Collagen type 2 và Aggrecan), giúp tái tạo sụn khớp hữu hiệu.
Chủ động bổ sung dưỡng chất đặc hiệu như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… giúp hỗ trợ chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả hơn.
Khi bộ đôi tinh chất này hòa quyện với các dưỡng chất quý khác như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… một cách hài hòa trong viên uống JEX sẽ mang lại công dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ức chế phản ứng viêm, bảo vệ xương khớp toàn diện. Nhờ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hoá khớp, ức chế quá trình viêm, tăng độ bền bỉ và dẻo dai cho hệ thống khớp toàn thân. Vậy nên, người bệnh nên bổ sung 2 viêm JEX mỗi ngày để góp phần tăng hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ.
Phẫu thuật đốt sống là phương pháp can thiệp ngoại khoa, áp dụng khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống khiến bạn có cơn đau dữ dội, và/hoặc cơ thể không đáp ứng cách chữa thoái hoá đốt sống cổ khác.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật đốt sống cổ có thể tiềm ẩn một số biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương não, rối loạn đông máu, buồn nôn, đau tim, đột quỵ… Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện uy tín, có các chuyên gia phẫu thuật xương khớp đầu ngành, nhiều kinh nghiệm, điển hình như BVĐK Tâm Anh.
Sử dụng các dụng cụ bảo vệ cột sống, đặc biệt là đốt sống cổ như đai an toàn khi chơi thể thao, giá đỡ tập gym hoặc dây đeo lái xe… giúp hạn chế các tác nhân bên ngoài tác động mạnh lên hệ thống đốt sống, khiến các triệu chứng thoái hoá trở nên nặng hơn.
Cột sống cổ phải nâng đỡ sức nặng của đầu và hỗ trợ cổ có thể hoạt động linh hoạt. Do đó, các đốt sống cần phải được nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng cho vùng cột sống. Người bệnh nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ sau những giờ làm việc căng thẳng, đồng thời kê gối nằm với độ cao hợp lý để đốt sống cổ được thoải mái, giúp chữa thoái hoá cột sống cổ hiệu quả hơn.
Bên cạnh những hoạt động có lợi cho riêng đốt sống, người bệnh cũng cần để tâm đến việc tăng cường vận động toàn thân. Các hoạt động thể chất không những giúp xương khớp dẻo dai mà còn gia tăng quá trình trao đổi chất và lưu thông máu, thúc đẩy cơ thể tự sản sinh ra các chất cần thiết nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ trị thoái hoá đốt sống cổ.
Các bài tập đốt sống cổ nhẹ nhàng sẽ giúp phòng ngừa bệnh trở nặng, phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ quá trình điều trị thoái hoá đốt sống cổ. Đặc biệt, đối với nhân viên văn phòng – đối tượng thường có tư thế gập cổ về phía trước hoặc lệch cổ sang một bên trong một thời gian dài, các bài tập sẽ giúp kiểm soát bệnh diễn biến nặng hơn.
Thực hiện những bài yoga nhẹ nhàng giúp giảm đau và thư giãn đốt sống cổ
Kiên trì thực hiện các bài tập thoái hóa đốt sống cổ nhẹ nhàng, các đốt sống sẽ được thư giãn và giảm đau, tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt cho cơ cổ. Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn, tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tìm ra bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh thực hiện những động tác mạnh và đột ngột như vặn, nắn, bẻ, cúi đầu quá mức….
Theo y học phương Đông, khí huyết chạy dọc khắp cơ thể giúp các bộ phận hoạt động trơn tru, thế nên khi khí huyết bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn tại đốt sống cổ có thể gây đau và đẩy nhanh quá trình thoái hoá đốt sống. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ châm lên các huyệt đạo tương ứng ở bề mặt da cổ trong khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp kích hoạt lại dòng khí bị tắc nghẽn, kích thích đốt sống cổ sản sinh ra endorphin – hormone chống viêm và giảm đau, mang đến cảm giác thoải mái hơn cho bệnh nhân.
Châm cứu được sử dụng phổ biến trong việc điều trị thoái hoá đốt sống cổ. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp giảm đau tạm thời, không giải quyết được tận gốc các nguyên nhân gây bệnh, nhất là còn tiềm ẩn một số rủi ro như teo cơ, liệt, nhiễm trùng… nếu thực hiện bởi bác sĩ không đủ kiến thức và kinh nghiệm.
Châm cứu chỉ giúp giảm đau tạm thời, không trị dứt điểm bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Trong quá trình điều trị thoái hóa và phục hồi chức năng của cột sống cổ, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
Người bệnh nên thăm khám các chuyên gia xương khớp thường xuyên trong thời gian chữa thoái hoá đốt sống cổ để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cũng như phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, từ đó thay đổi phác đồ trị bệnh mới phù hợp hơn với tình trạng của bệnh nhân, giúp đạt hiệu quả tối ưu.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kì bài tập hỗ trợ, chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi nào để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe cột sống cổ.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về những cách chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả hiện nay. Theo đó, bên cạnh việc duy trì lối sống khoa học và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động bổ sung các dưỡng chất đặc hiệu cho sức khỏe xương khớp như JEX, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa hiệu quả.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ