Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý tương đối phổ biến, nhất là ở những người trên 60 tuổi (chiếm đến 85%). Vậy thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và có thể cải thiện bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về biến chứng của tình trạng này.
Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là một tình trạng các sụn và xương ở cột sống cổ bị hao mòn, dẫn đến khớp, đĩa đệm và các bao hoạt dịch xung quanh bị tổn thương. Trong đó, tình trạng thoái hóa đốt sống C5, C6, C7 là phổ biến nhất.
Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ thường là xương phát triển quá mức gây đè ép lên các bộ phận khác; đĩa đệm bị mất nước do lão hóa, đĩa đệm bị rách, nứt, gây rò rỉ nhân; dây chằng bị lão hóa không còn mềm dẻo; lao động, ngồi làm việc, tập thể thao sai cách trong thời gian dài gây áp lực lên các đốt sống; di truyền; thừa cân;…
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau cổ và cứng khớp; làm giảm khả năng vận động cổ và phạm vi chuyển động của cơ thể; tê bì ở vùng cổ. Trong thời gian dài, tình trạng đau nhức và tê bì còn có thể lan ra các khu vực như vai, bàn tay, cánh tay.
Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng đến xương khớp, tủy sống và các dây thần kinh quanh khớp, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm khác mà người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp phải là rối loạn tiểu tiện, bại liệt, làm giảm tuần hoàn máu lên não,…
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau nhức và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng
Biến chứng của bệnh chính là đáp án của câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không:
Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cổ, lan xuống vùng chẩm, trán, vai, cánh tay, tay,… Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển các khớp và cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động.
Các khớp bị thoái hóa cũng sẽ giảm sự linh hoạt, dễ bị cứng cổ. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng cứng và ê ẩm ở vùng gáy và sau đầu, khiến việc xoay cổ gặp khó khăn dẫn đến phải xoay cả người. Ngoài ra, bạn còn gặp phải tình trạng vẹo cổ hoặc sái cổ.
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, giữ nhiệm vụ duy trì trạng thái thăng bằng của cơ thể ở các tư thế, hỗ trợ các bộ phận như mắt, tay, chân, thân mình,… phối hợp hiệu quả. Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn các hoạt động truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Tiền đình nằm ở sau ốc tai nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ nếu trở nên nghiêm trọng có thể gây chèn ép mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não và làm giảm lượng máu cung cấp lên não, gây rối loạn tiền đình.
Những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, đau đầu, mất thăng bằng, mất định hướng về không gian khi thay đổi tư thế đột ngột,…
Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến hình thành hình thành các gai xương ở đốt sống cổ, gây chèn ép các dây thần kinh ở các khu vực như tủy cổ, rễ thần kinh ở cổ, động mạch sống… Nguyên nhân của tình trạng này là tại vị trí các sụn khớp bị mòn và nứt vỡ do thoái hóa thường có hiện tượng “bồi đắp canxi”. Tuy nhiên, việc bồi đắp diễn ra không đều, tạo nên những phần gồ ghê chính là các gai xương.
Đây là nguyên nhân gây ra các hội chứng như hội chứng cổ – vai, hội chứng cổ – vai – cánh tay, hội chứng chèn ép tủy cổ, hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm,… Thần kinh bị chèn ép sẽ gây tê bì ở vùng cổ vai gáy, nghiêm trọng hơn có thể gây đau tê và mất cảm giác ở vùng cánh tay, tay.
Nếu không được cải thiện kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như teo cơ, làm suy yếu hoặc gây liệt ở tay. Một trong những biến chứng khác mà bạn có thể gặp là dấu hiệu Lhermitte – tình trạng có giảm như luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, đặc biệt là khi cúi cổ về trước.
Các gai xương do thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và có thể gây ra biến chứng gì? Gai đốt sống có thể chèn ép làm thu hẹp không gian trong ống sống và gây áp lực lên tủy sống, hay còn gọi là tình trạng hẹp ống sống. Trường hợp này sẽ gây tê bì, làm yếu chân tay, giảm khả năng thăng bằng, nghiêm trọng hơn có thể gây tê liệt, rối loạn tiểu tiện.
Khi các dây thần kinh bị các gai xương chèn ép quá lâu có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, khiến các đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, làm rách bao xơ khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Hậu quả của tình trạng này là cảm giác đau nhức dữ dội, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, hoặc thậm chí gây bại liệt.
Thoát vị đĩa đệm là một biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Thoái hóa đốt sống cổ và các biến chứng của bệnh có thể gây đau đớn, thậm chí tê liệt và rối loạn chức năng khác, khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, lâu ngày dẫn đến teo cơ, giảm sức mạnh cơ bắp, đồng thời làm giảm hiệu suất làm việc, mất tập trung,…
Ngoài ra, tình trạng đau đớn còn có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, lâu ngày có thể gây căng thẳng, stress, trầm cảm.
Sau khi có câu trả lời cho vấn đề thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không, bạn cần lưu ý các biện pháp có thể giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng này:
Luyện tập các bài tập giúp cải thiện đốt sống cổ
Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, các nhà khoa học Mỹ đã dựa vào ứng dụng của công nghệ sinh học phân tử, tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra các tinh chất từ thiên nhiên có trong sản phẩm viên uống JEX thế hệ mới như:
Nhờ các tính chất trên, JEX có tác dụng trong việc hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ, giảm đau và kháng viêm an toàn, đồng thời tăng cường tái tạo sụn khớp, giúp nuôi dưỡng xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về khớp từ sớm.
Cải thiện thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả cùng viên uống JEX đến từ Mỹ
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về vấn đề thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và những cách có thể giúp phòng tránh bệnh tốt hơn. Nếu phát hiện các triệu chứng đau nhức, tê cứng ở phần cổ vai gáy, hãy thăm khám ngay để được bác sĩ đưa ra lời khuyên cụ thể về cách điều trị và cải thiện tình trạng này.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ