Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn tuần hoàn máu não, tổn thương dây thần kinh và tủy sống,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Vậy nên, hiểu rõ nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu và nhận biết được dấu hiệu của tình trạng này hết sức cần thiết.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là tình trạng sức khỏe phát triển từ sự hao mòn của sụn và xương dưới sụn, gây ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở vùng cổ. Khi quá trình này diễn ra, người bệnh có thể trải qua nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến.

Thoái hóa đốt sống cổ thường do quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như chấn thương cổ, di chuyển sai lệch của đốt sống hoặc tải trọng không đúng cách lên cổ.

Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu?

Đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xương, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu với nhiệm vụ điều khiển các chức năng của cơ thể. Đốt sống cổ thoái hóa có thể tác động trực tiếp đến hệ thống này, từ đó gây ra đau đầu và nhiều triệu chứng khác.

Thoái hóa cột sống cổ có thể làm cho dây chằng và các đốt ở cổ bị viêm, lắng đọng canxi, hình thành gai xương, chèn ép các dây thần kinh và làm hẹp động mạch đốt sống thân nền, từ đó làm suy giảm quá trình truyền tín hiệu và tuần hoàn máu lên não. Khi não không nhận đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu. Ngoài đau đầu, thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây chóng mặt, hoa mắt và nhiều rối loạn về sức khỏe khác.

Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau đầu mà còn khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt

Triệu chứng thường gặp ở người thoái hóa đốt sống cổ

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Đau đầu

Thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu thường xuất hiện ở phía sau đầu và lan rộng đến đỉnh đầu, trán hoặc thái dương. Triệu chứng này đôi khi gây đau ở vùng phía sau mắt. Đau đầu có thể kéo dài và trở nên nặng hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đau cổ

Đau cổ là một dấu hiệu thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các cơn đau cổ có thể bắt đầu từ vùng gáy sau đó lan đến tai và cổ, đôi khi lan rộng đến vùng đầu. Cơn đau thường xuất hiện khi thay đổi tư thế.

Cứng cổ

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp triệu chứng cứng cổ vào ban đêm, khi thời tiết trở lạnh hoặc khi nằm sai tư thế. Cổ bị cứng khiến cho việc xoay đầu trở nên khó khăn. Người bệnh bị cứng cổ sẽ không thể quay đầu sang trái hoặc phải mà phải xoay cả người gây ra sự bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn tiền đình

Thoái hóa cột sống cổ không chỉ gây đau đầu và làm cứng cổ, mà còn có thể gây tổn thương lỗ tiếp hợp, dẫn đến thiếu máu não và rối loạn tiền đình. Những triệu chứng này bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và dễ té ngã, đặc biệt ở người cao tuổi.

Bên cạnh những triệu chứng chính đã đề cập, người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ còn có thể trải qua những triệu chứng khác như buồn nôn, hoa mắt và khả năng tập trung kém. Những triệu chứng này có thể làm suy yếu tinh thần và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng nguy hiểm của đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ là rối loạn tuần hoàn máu não. Thoái hóa cột sống cổ gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến việc cung cấp máu và dưỡng chất cho não suy giảm, làm tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí đe dọa đến mạng.

Vì thế, khi thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu còn ở giai đoạn nhẹ, người bệnh không nên chủ quan. Nếu cơn đau đầu kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp giảm đau đầu và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm về lâu dài.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có nguy hiểm không

Không nên xem thường các triệu chứng nhẹ như đau nhức, mỏi cổ

Những biến chứng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu thường gặp

Những biến chứng thường gặp khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu bao gồm:

  • Thiếu máu não: Đau đầu có thể xuất phát từ việc thoái hóa đốt sống cổ gây áp lực lên các mạch máu cung cấp cho não, dẫn đến thiếu máu não và gây ra các triệu chứng như chói mắt, ù tai, hoa mắt, thường xuyên đau đầu,…
  • Mất cảm giác và điều khiển: Thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng đến cảm giác và khả năng điều khiển các phần của cơ thể, gây ra tình trạng tê liệt, mất cảm giác hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Các cơn đau dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, cản trở việc tham gia vào các hoạt động xã hội, suy giảm chất lượng sống.
  • Tổn thương dây thần kinh và tủy sống: Trong các trường hợp nghiêm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể đè nén lên dây thần kinh và tủy sống, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và suy giảm chức năng của khu vực cổ.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ đều cần sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, có những tình huống bạn nên cân nhắc đến việc đi khám bác sĩ ngay:

  • Đau đầu kéo dài: Nếu bạn bị đau đầu kéo dài và không giảm đi sau khi nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thay đổi về thị lực: Nếu bạn gặp vấn đề về thị lực như mờ mắt, nhòe, thậm chí là mất thị lực, hãy tìm đến bác sĩ mắt hoặc chuyên gia về cột sống cổ.
  • Đau cổ kéo dài: Đau cổ kéo dài, không thuyên giảm sau khi áp dụng phương pháp tự chữa trị cần được thăm khám ngay.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu

Bác sĩ sẽ dùng các biện pháp chẩn đoán nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu và xem xét mức độ ảnh hưởng của bệnh như thế nào. Từ đó, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.

Kiểm tra thể chất

Bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ là kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng và kỹ năng nghề nghiệp để tiến hành các bài kiểm tra tình trạng xương khớp đốt sống cổ. Thông qua việc quan sát phạm vi chuyển động, sức mạnh cơ bắp, mức độ phản xạ và dáng đi của người bệnh, bác sĩ có thể xác định được dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống có bị tổn thương hay không.

Xét nghiệm điện sinh lý

Một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán là xét nghiệm điện sinh lý. Các xét nghiệm này giúp xác định xem tín hiệu thần kinh có truyền đúng đến cơ bắp của bạn hay không? Nếu đường truyền thông điệp từ não đi sai hướng hoặc gặp trục trặc có nghĩa là dây thần kinh đang gặp vấn đề, chứng tỏ đốt sống cổ chứa dây thần kinh đang bị tổn thương.

Chẩn đoán thông qua hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xương khớp hiện nay bao gồm:

  • Chụp x-quang: Đây là biện pháp chẩn đoán giúp bác sĩ xem xét sự biến đổi của xương. Thông qua kết quả chụp x-quang, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường ở đốt sống cổ như gai xương, khối u, gãy xương và nhiễm trùng.
  • Chụp CT: Chụp CT có thể tạo ra hình ảnh 3D chi tiết hơn về đốt sống cổ. Các thông tin này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí dây thần kinh bị chèn ép và mức độ tổn thương sụn, xương dưới sụn.
  • Chụp MRI: Chụp MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ bắp, sụn và dây thần kinh. Đây là công cụ hữu ích để xác định chính xác sự tổn thương và vị trí của dây thần kinh.

Kết quả từ các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin chi tiết giúp việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhất. Dựa trên chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Chẩn đoán bằng hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu nên được xử lý như thế nào?

Dựa trên mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, bác sĩ sẽ linh hoạt áp dụng các phương pháp điều trị và thay đổi theo quá trình tiến triển của bệnh. Mục tiêu cuối cùng là giúp người bệnh giảm đau, có thể duy trì các hoạt động hằng ngày và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống, dây thần kinh cột sống cổ.

Điều trị bằng thuốc

Đối với bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, việc sử dụng thuốc giảm đau là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kết hợp thêm các loại thuốc khác, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Sau đây là một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Tùy thuộc vào mức độ đau cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac…. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay tăng giảm liều thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ ở cổ, giúp việc cử động trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
  • Thuốc chữa động kinh: Loại thuốc này được chỉ định để giảm đau do tổn thương dây thần kinh trong đốt sống cổ gây ra.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để giảm đau trong trường hợp cần thiết. Việc sử dụng loại thuốc này phải theo chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng của việc xử lý thoái hóa đốt sống cổ. Mục tiêu của phương pháp này là tạo ra không gian trong ống đốt sống để giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh. Các bài tập trị liệu được thiết kế để kéo giãn, tăng cường cơ bắp ở vùng cổ và vai của người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng, được xem xét khi các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu không giảm đi mà ngày càng nghiêm trọng hơn sau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật xâm lấn để loại bỏ đĩa đệm thoát vị hoặc loại bỏ phần xương dư thừa gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống.

Các phương pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Để phòng tránh thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu và các vấn đề liên quan đến xương khớp khác, bạn nên lưu ý thực hiện các điều sau:

  • Tránh mang vác nặng: Không mang, vác hay đeo bất kỳ thứ gì quá nặng trên vai và nên thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng sau khi hoàn thành công việc để giảm căng cơ và áp lực lên cột sống cổ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi đúng cách sau mỗi khoảng thời gian làm việc để tránh căng mỏi vùng cổ.
  • Duy trì tư thế làm việc đúng: Những bạn làm việc văn phòng, cần giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng nhau khi ngồi làm việc với máy tính. Không để màn hình máy tính quá thấp hoặc quá cao so với tầm mắt; đi lại vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc, tránh ngồi lâu giờ trước máy tính.
  • Chú ý tư thế nằm khi ngủ: Thường xuyên thay đổi tư thế nằm trong khi ngủ, tránh nằm nghiêng một bên vì có thể gây đau vùng cổ vào sáng hôm sau. Hạn chế nằm sấp và không nên sử dụng gối quá cao để tránh gây đau và mệt mỏi cổ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường lưu thông máu và oxy đến vùng xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu và duy trì sự linh hoạt của cột sống, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa.
  • Không cúi gập cổ quá lâu: Tránh cúi gập cổ quá lâu khi xem tivi, đọc sách, chơi game, hoặc ngồi trong xe hơi.
  • Không nên vặn cổ: Nhiều người có thói quen vặn cổ khi mỏi. Tuy nhiên, hành động này có thể gây hại và làm tăng khả năng thoái hóa cột sống cổ.

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa trên, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm giảm tổn thương của thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là sự hao mòn của sụn khớp. Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra do sự tổn thương của sụn khớp, khi hệ miễn dịch sản sinh các chất gây viêm tấn công vào sụn khớp và xương dưới sụn. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự hình thành các yếu tố tiền viêm, củng cố và tái tạo sụn khớp.

Gần đây, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công một loạt tinh chất tự nhiên có khả năng hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa đốt sống cổ, tiêu biểu như:

  • Eggshell membrane: Chiết xuất từ màng vỏ trứng, có khả năng giảm viêm nhiễm và hỗ trợ tái tạo sụn khớp.
  • Collagen type 2 không biến tính: Có khả năng hỗ trợ tạo nên sự đàn hồi và độ bám dính của sụn khớp.
  • Collagen peptide thủy phân: Giúp duy trì độ đàn hồi của sụn khớp và giảm thiểu sự hủy hoại của sự thoái hóa.
  • Turmeric root: Có tính chất chống viêm, giúp giảm sự viêm nhiễm trong sụn khớp.
  • Chondroitin sulfate: Ức chế các enzym phá hủy sụn, hỗ trợ phục hồi xương khớp.

Các tinh chất này hiện đang có trong viên uống JEX thế hệ mới. Theo đó, bạn chỉ cần sử dụng đều đặn 2 viên JEX/ngày để giúp hỗ trợ ức chế sự hình thành các yếu tố tiền viêm, giảm viêm nhiễm, tái tạo sụn khớp, giúp giảm đau và làm chậm sự thoái hóa đốt sống cổ từ gốc.

Jex cải thiện thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Viên uống JEX thế hệ mới với bộ dưỡng chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ giảm đau, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả cao

Bài viết liên quan:

Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu không những giúp cải thiện những biểu hiện khó chịu của bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ, hãy nhanh chóng tìm đến sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

14:52 09/10/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ