Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Đau lưng khi nằm ngửa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Cột sống thắt lưng là một cấu trúc nằm ở trung tâm cơ thể, được kết nối bởi xương, khớp, dây thần kinh, dây chằng và cơ bắp. Chúng cùng hoạt động để tạo ra sự hỗ trợ, sức mạnh và sự linh hoạt. Tuy nhiên, cấu trúc phức tạp này cũng khiến lưng thấp dễ bị chấn thương và đau đớn, đặc biệt là đau lưng khi nằm ngửa nghỉ ngơi.
Đau lưng khi nằm ngửa là tình trạng đau nhức, tê mỏi xung quanh thắt lưng, cột sống… trong khi nằm. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gặp ở bất cứ ai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Cơn đau lưng có thể “ập đến” ngay cả khi cơ thể nằm ngửa để nghỉ ngơi
Cột sống và các cơ xung quanh của con người có nhiều dây thần kinh, vì vậy có thể nhạy cảm với nhiều yếu tố tác động. Nếu bạn bị đau lưng khi nằm ngửa, có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
Bệnh thoái hóa cột sống là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng khi nằm ngửa. Sự thoái hóa của đĩa đệm và hao mòn của sụn khớp khiến cho cột sống dễ bị đau nhức, đặc biệt là ở vùng cột sống chuyển động và căng thẳng nhiều như lưng dưới và cột sống cổ. Trong một số trường hợp, bệnh thoái hóa cột sống còn gây ra tình trạng yếu, tê và nóng, đau nhức ở tay hoặc chân.
Đau lưng khi nằm ngửa là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp. Viêm khớp (OA) là tình trạng “hao mòn” của sụn, xương dưới sụn làm cho các đầu xương cọ xát vào nhau, gây cứng khớp, đau nhức và mất khả năng vận động của khớp. Kết quả là, chuyển động của xương có thể gây kích ứng và hình thành các xương gai. Các gai xương có thể đè lên dây thần kinh, gây đau lưng.
Dù được biết là căn bệnh hiếm gặp, nhưng viêm cột sống dính khớp cũng gây ra tình trạng đau viêm dai dẳng ở lưng dưới, cổ và xương chậu. Các cơn đau thường tồi tệ hơn vào ban đêm, khi cơ thể ít vận động và nằm ngửa.
Cơ bị kéo hoặc căng ra khi cố nâng đỡ hoặc vặn người quá mức. Lúc này, các nhóm cơ, dây chằng và gân có thể bị căng quá mức, gây đau ở một số vị trí nhất định hoặc trong các chuyển động cụ thể.
Khối u phát triển trong ống sống hoặc trong xương cột sống của người bệnh. Bị đau thắt lưng khi nằm ngửa là một triệu chứng phổ biến của khối u cột sống. Cơn đau cũng có thể lan rộng ra sau lưng đến hông, chân, bàn chân, cánh tay và có thể trầm trọng hơn theo thời gian – ngay cả khi điều trị.
Hơn 90% người lớn trên 60 tuổi bị thoái hóa đĩa đệm, do các đĩa đệm giữa các đốt sống bị khô và xẹp dần, làm các đốt sống bị lệch gây chèn ép dây thần kinh gây đau. Cơn đau ở người bị thoái hóa đĩa đệm có thể dữ dội và cảm thấy tồi tệ hơn khi vận động. Đôi khi, việc nằm ngủ (bất động) cũng khiến cho các cơn đau bùng phát dữ dội.
Hẹp ống sống là tình trạng thu hẹp không gian bên trong cột sống, tình trạng này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh cột sống. Hẹp ống sống thường xảy ra ở vùng lưng dưới và cổ, khiến người bệnh bị đau, ngứa ran, tê và yếu cơ. Các triệu chứng có thể xấu đi khi nằm ngửa.
Việc nằm ngửa bị đau lưng thường có liên quan đến dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là tình trạng cơ thể xuất hiện cơn đau lan tỏa chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ vùng lưng dưới qua hông, mông và xuống mỗi bên chân. Nếu bạn bị đau thần kinh tọa, cơn đau từ nhẹ đến nặng ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ lưng dưới qua hông, mông và dọc xuống chân.
Thông thường, đau lưng cũng là dấu hiệu đầu tiên của chứng vẹo cột sống ở người lớn. Khi cột sống bị cong sẽ gây ra áp lực lên các dây thần kinh gần đó và gây ra các triệu chứng như yếu, tê và bị đau lưng khi nằm ngửa.
Cột sống cong vẹo khiến các sinh hoạt bình thường và thói quen nằm ngửa trở nên khó khăn
Đau lưng dưới có thể xuất hiện sau một chấn thương như gãy xương nén, trật khớp cấp tính ở cột sống.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến hơn gây đau lưng, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Việc tìm ra phương pháp điều trị tối ưu cho chứng đau lưng khi nằm ngửa thường phụ thuộc vào triệu chứng, dấu hiệu và quy trình chẩn đoán lâm sàng để xác định nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.
Ngủ nằm ngửa bị đau lưng thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của các triệu chứng sau:
Đau âm ỉ, nhức nhối
Cơn đau xuất hiện ở thắt lưng (đau dọc cột sống) thường được mô tả là đau âm ỉ và nhức nhối hoặc đau buốt. Khi bị đau, người bệnh có thể kèm theo co thắt cơ làm hạn chế khả năng vận động, kéo theo đau nhức ở hông và xương chậu.
Bị đau lưng khi nằm ngửa khiến cho giấc ngủ của người bệnh bị cản trở
Cơn đau di chuyển đến mông, chân và bàn chân
Hệ thống dây thần kinh kết nối từ thắt lưng xuống chân và đi qua mông, vì vậy khi bị đau thắt lưng có thể kéo theo một số dấu hiệu bất thường khác như đau nhói, ngứa ran hoặc tê buốt dọc đùi – xuống chân – bàn chân, còn được gọi là đau thần kinh tọa.
Đau nặng hơn sau khi ngồi lâu
Ngồi lâu tạo ra áp lực lên đĩa đệm, khiến cơn đau thắt lưng trở nên trầm trọng hơn. Đi bộ nhẹ nhàng có thể làm giảm nhanh cơn đau thắt lưng.
Cảm thấy đỡ đau hơn khi thay đổi tư thế
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, một số vị trí sẽ thoải mái hơn bạn thay đổi tư thế. Ví dụ, với bệnh nhân bị hẹp ống sống, việc đi lại bình thường có thể khó khăn và đau đớn, nhưng khi nghiêng người về phía trước như đẩy xe, cơn đau có thể thuyên giảm.
Đau tồi tệ hơn sau khi thức dậy và tốt hơn sau khi di chuyển xung quanh
Nhiều người bị đau thắt lưng cho biết các triệu chứng tồi tệ hơn sau khi trải qua một giấc ngủ dài với tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, sau khi di chuyển, các triệu chứng thuyên giảm. Đau vào buổi sáng là do cứng khớp do nằm nghỉ trong thời gian dài, giảm lượng máu cung cấp cho khớp, vì vậy khi cử động trở lại khớp thường bị cứng, khô dịch khớp và gây đau đớn.
Viêm khớp có thể khiến người bệnh ngủ dậy bị đau lưng
Tất nhiên sẽ có những triệu chứng và cấp độ đau khác nhau ở mỗi cá nhân. Tình trạng đau lưng nặng hay nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn hay dài có thể phụ thuộc vào sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc, mức độ căng thẳng hoặc thói quen tập thể dục và hoạt động ở từng người.
Đau lưng khi nằm ngửa có thể khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Điều này đặc biệt đúng khi cơn đau cản trở hoặc làm gián đoạn giấc ngủ khiến cho cơ thể khó phục hồi sau một ngày dài làm việc. Đây chính là tiền đề cho các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến giấc ngủ kém.
Nếu cơn đau chỉ xảy ra khi bạn nằm xuống hoặc đánh thức bạn vào nửa đêm, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán và điều trị đúng là “chìa khóa” để bạn cảm thấy tốt hơn cả ngày lẫn đêm.
Nếu những cơn đau lưng khi nằm nghỉ ngơi không thuyên giảm và không được điều trị kịp thời, các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện.
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống ống, viêm cột sống dính khớp… có thể gia tăng áp lực lên các dây thần kinh chạy qua ống sống. Quá nhiều áp lực cùng lúc có thể làm hỏng các dây thần kinh đi đến các vùng khác của cơ thể, kích hoạt cơn đau và giảm chức năng của các bộ phận khác như đau nhức khiến bạn khó đứng, yếu hoặc tê, hoặc khó cử động chân hoặc bàn chân…
Đau lưng dữ dội là lý do hàng đầu khiến nhiều người bị mất việc làm. Đau lưng mạn tính không chỉ khiến người bệnh bị đau lưng khi nằm ngửa mà còn gây khó khăn khi ngồi, đứng hoặc cúi trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc làm của bạn.
Chán nản công việc cũng là một ảnh hưởng nặng nề của đau lưng dưới
Đau lưng không thuyên giảm sẽ ngăn cản người bệnh tham gia vào các hoạt động thể chất. Việc hạn chế vận động do đau lưng khiến người bệnh tăng cân và giảm khối lượng cơ. Tư thế tổng thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian khi cơ thể thích nghi với một vị trí tiêu chuẩn được giữ để tránh đau.
Điều này có thể dễ dàng xảy ra khi cơn đau cản trở công việc hoặc hoạt động nào đó trong ngày. Đôi khi, một số người có thể dễ kích động và nóng nảy với những người xung quanh, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm khi các mối quan hệ xấu đi. Chứng lo âu, trầm cảm phát triển sẽ cản trở quá trình phục hồi và làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị đau lưng.
Cơn đau dữ dội thường gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ, dẫn đến ngủ chập chờn, mất ngủ. Ngủ không đủ giấc lại khiến cho tâm trạng tiêu cực, dễ nóng giận và giảm khả năng xử lý các công việc hàng ngày.
Nhiều lựa chọn điều trị cho chứng đau thắt lưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, chăm sóc thay thế hoặc thậm chí phẫu thuật.
Một “biến thể” của việc nghỉ ngơi là duy trì hoạt động vừa phải và tránh các tư thế kích hoạt cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, nếu ngồi trong xe hơi hoặc bàn làm việc trong thời gian dài khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, do đó hãy hẹn giờ đứng dậy sau mỗi 20-30 phút và đi lại vươn vai nhẹ nhàng.
Nếu việc đứng trở nên khó khăn hơn, hãy tránh những công việc cần phải đứng như rửa bát ở bồn rửa, lau nhà, quét nhà… giúp ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng co thắt lưng gây đau đớn và tạo điều kiện cho quá trình chữa bệnh tốt hơn.
Đặc biệt, khi ngủ nằm ngửa bị đau lưng cần tránh tư thế nằm ngửa để hạn chế cơn đau lưng bộc phát. Thay vào đó là người bệnh nên nằm nghiêng kết hợp kê gối giữa 2 chân, nằm nghiêng chân co về phía bụng hoặc nằm sấp. Giường ngủ nên dùng nệm có độ đàn hồi tốt, chọn chất liệu là cao su thiên nhiên… để giảm các tác nhân gây ra đau lưng.
Hơi nóng từ bồn tắm nước nóng, đệm sưởi điện, quấn nóng bằng hóa chất hoặc chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ đang căng thẳng và hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu. Lưu lượng máu tăng lên giúp mang đến chất dinh dưỡng và oxy đến cho cơ bắp và các khớp.
Ngoài ra, nếu vùng thắt lưng bị đau do viêm, có thể dùng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng. Điều quan trọng là phải bảo vệ da khi chườm nóng hoặc chườm đá để ngăn ngừa tổn thương mô.
Chườm nóng và đá luân phiên có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng khi nằm ngửa
Đây là biện pháp giúp giảm đau lưng khi nằm ngửa của nhiều người. Tuy nhiên, khi chọn gối lót dưới lưng cần chú ý:
Nên chọn gối có độ dày vừa hoặc mỏng
Chất liệu gối đàn hồi tốt, thông thoáng
Không sử dụng gối kê dưới lưng qua đêm, tối đa sử dụng là 1 tiếng đồng hồ.
Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và những phiền toái từ cơn đau khớp nói chung và đau lưng khi nằm ngửa nói riêng của người bệnh, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và kết hợp các tinh chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… để cho ra đời sản phẩm JEX thế hệ mới. JEX là sản phẩm chăm sóc xương khớp chuyên biệt vừa có thể hỗ trợ giảm đau, làm chậm thoái hóa khớp bằng cách ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, tăng cường dưỡng chất giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ tái phát các cơn đau nhức xương khớp toàn thân nói chung và đặc biệt là đau lưng.
JEX là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ chăm sóc xương khớp tiên phong áp dụng công nghệ sinh học phân tử giúp dễ hấp thu
Ngoài ra, khi sử dụng JEX thế hệ mới mỗi ngày bạn còn có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, giảm chấn thương, đặc biệt là chủ động tham gia nhiều hoạt động và làm chủ cuộc sống của mình.
Các phương pháp bằng thuốc giảm đau thông thường là:
Thuốc giãn cơ: Thuốc này khi vào cơ thể hoạt động như một chất ức chế hệ thần kinh trung ương và tăng khả năng vận động của các cơ bị căng, giảm đau do căng cơ hoặc co thắt. Thuốc giãn cơ không có tác dụng trong việc kiểm soát các cơn đau lưng mạn tính.
Thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau gây nghiện còn được gọi là thuốc giảm đau nhóm opioid, có tác dụng làm thay đổi nhận thức của một người về cơn đau bằng cách làm suy yếu các tín hiệu gửi đến não. Thuốc thường được sử dụng để điều trị cơn đau dữ dội, trong thời gian ngắn, không được khuyên dùng lâu dài vì chúng có nhiều tác dụng phụ và dễ gây nghiện.
Nẹp lưng: Một số bệnh nhân thấy rằng có thể sử dụng nẹp lưng để tạo sự thoải mái và giảm đau lưng dưới. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng nẹp kiểu corset không đàn hồi, đeo hàng ngày, kết hợp với chương trình tập thể dục vật lý trị liệu, có thể tăng tốc độ chữa lành và giảm đau lưng khi nằm ngửa.
Các bất thường về cột sống như cong vẹo, trượt đốt sống… thường được chỉ định biện pháp nẹp lưng bên ngoài
Tiêm steroid ngoài màng cứng: Sử dụng một loại steroid để tiêm trực tiếp vào phần bên ngoài của túi màng cứng, bao quanh tủy sống. Chụp X-quang trực tiếp, được gọi là soi huỳnh quang, được sử dụng để hướng đầu kim đến khu vực chính xác. Mục tiêu của việc tiêm là giảm đau tạm thời bằng cách giảm viêm xung quanh rễ thần kinh bị nén.
Một số động tác kéo căng xung quanh lưng có thể hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức dẻo dai của lưng như:
Căng da lưng: Nằm ngửa, kéo cả hai đầu gối vào ngực đồng thời gập đầu về phía trước cho đến khi cảm thấy sự căng thẳng trên lưng giữa và lưng dưới. Thả lỏng cơ thể để trở về trạng thái thoải mái.
Căng từ ngực đến đầu gối: Nằm ngửa, co đầu gối và chống cả hai gót chân xuống sàn, sau đó đặt cả hai tay ra dưới lưng chạm sàn, nâng bụng lên cao và kéo căng cơ mông. Đếm hết 10 giây hạ người về tư thế ban đầu.
Căng xương bả vai: Di chuyển một chân về phía trước sao cho bàn chân phẳng trên mặt đất, giữ trọng lượng phân bổ đều qua cả hai hông (thay vì ở bên này hoặc bên kia). Đặt cả hai tay lên trên đùi và nhẹ nhàng rướn người về phía trước để cảm thấy căng ở phía trước của chân còn lại. Sự kéo căng này ảnh hưởng đến cơ hông, cơ liên kết với xương chậu và có thể tác động phần lưng dưới.
Căng cơ Piriformis: Nằm ngửa, đầu gối cong. Bắt chéo chân này lên chân kia, đặt mắt cá chân này lên đầu gối kia, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu gối dưới về phía ngực cho đến khi cảm thấy mông căng ra.
Mục tiêu của bài tập tăng cường sức mạnh ở lưng là tạo điều kiện cho các cơ hỗ trợ cột sống tốt hơn, từ đó có thể giúp giảm đau lưng khi nằm ngửa. Các bài tập thể dục giúp hỗ trợ giảm đau lưng nhờ:
Giảm căng thẳng trên đĩa đệm cột sống
Căn chỉnh cột sống về tư thế đúng
Dễ dàng thực hiện các tư thế mà hạn chế bị đau như cúi, vặn người hoặc nâng vật nặng
Có nhiều giải pháp xử lý cơn đau lưng và các cơn đau khác nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên trao đổi với các nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của chính mình nếu cơn đau bắt đầu bởi:
Một chấn thương trực tiếp đến cột sống, xương chậu hoặc cơn đau xuất phát xung quanh lưng dưới
Đau đớn đến mức có thể đánh thức bạn vào ban đêm
Đau nhức kéo dài nhiều ngày và kèm theo các triệu chứng khác như sưng đỏ, sốt cao, tê hoặc ngứa ran phần dưới của cơ thể…
Đau lưng kèm theo đau nhiều bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hông, chân, đầu gối…
Các chuyên gia sức khỏe có thể chẩn đoán, điều trị hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để chữa trị chuyên sâu, nếu cần.
Để tìm ra nguyên nhân của chứng đau lưng khi nằm ngửa, các bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám bằng cách điều tra tiền sử bệnh lý của bạn để xác định hoặc loại trừ các tình trạng sức khỏe. Một số câu hỏi dành cho người bệnh bao gồm:
Cơn đau bắt đầu từ khi nào và mỗi đợt đau kéo dài trong bao lâu?
Có họat động nào khiến cho cơn đau tăng nặng hoặc giảm đi không?
Khi bị đau, cơ thể có thêm dấu hiệu bất thường nào không?
Tư thế nào bạn cảm thấy thoải mái hoặc không thoải mái?
Câu trả lời của bệnh nhân càng cụ thể càng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và chỉ ra các khả năng phục hồi tốt nhất của chứng đau lưng khi nằm ngửa.
Đôi khi cần phải chụp cắt lớp để có thêm thông tin về nguyên nhân gây ra cơn đau của bệnh nhân. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định nếu bệnh nhân đau dữ dội, không thuyên giảm trong vòng 2-3 tháng và không giảm khi đã điều trị không phẫu thuật.
Các xét nghiệm hình ảnh thông thường bao gồm:
Chụp X-quang: Tia X được sử dụng để xem xét các xương của cột sống. Chụp X-quang cho thấy những bất thường, chẳng hạn như viêm khớp, gãy xương, gai xương hoặc khối u.
Chụp CT/Chụp tủy đồ cung cấp hình ảnh cắt ngang của cột sống. Trong chụp cắt lớp (Chụp cắt lớp vi tính), một tia X được gửi qua cột sống, máy tính sẽ thu nhận và định dạng lại thành hình ảnh 3D. Hình ảnh chi tiết này cho phép các bác sĩ quan sát kỹ cột sống từ các góc độ khác nhau. Đôi khi, chụp tủy đồ được thực hiện song song với chụp CT, trong đó thuốc nhuộm được tiêm xung quanh rễ thần kinh để làm nổi bật các cấu trúc cột sống, cho hình ảnh rõ ràng hơn.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp cung cấp hình ảnh chi tiết của cấu trúc cột sống mà không cần sử dụng bức xạ cần thiết với tia X. Chụp MRI cột sống có thể phát hiện các bất thường với các mô mềm, chẳng hạn như bó cơ, dây chằng và đĩa đệm. MRI cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí lệch lạc hoặc khớp phát triển quá mức ở cột sống.
Thăm khám cột sống thắt lưng khi có dấu hiệu đau bất thường và không thuyên giảm (Ảnh: BVĐKTA)
Không phải tất cả các cơn đau lưng khi nằm ngửa đều có thể ngăn ngừa được. Mặc dù vậy, mỗi người nên sớm thăm khám để phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, để giữ cho lưng của mình khỏe mạnh và không bị đau.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ