Thoái hóa đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Thoái hóa đĩa đệm thực chất không phải bệnh lý mà là hiện tượng tự nhiên do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra sớm hơn khi xương khớp bị thoái hóa. Vậy nên, chủ động bảo vệ và làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp là một trong những cách kéo dài tuổi thọ đĩa đệm hữu hiệu.

Thoái hóa đĩa đệm gây đau nhức

Thoái hóa đĩa đệm gây đau nhức và hạn chế cử động khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt và lao động

Đĩa đệm là một phần nằm giữa các đốt sống, có cấu trúc dạng thớ sợi, bên trong có lớp nhân nhầy. Đĩa đệm đóng vai trò như một bộ phận “giảm xóc” giữa các đốt sống, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn.

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn đĩa đệm tự nhiên theo quá trình lão hóa của cơ thể, thế nên hiện tượng chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có thể gặp vấn đề này khi xương khớp bị thoái hóa sớm thường do di truyền.

Thoái hóa đĩa đệm gây thoát vị

Nhân ngày tràn ra ngoài qua vết rạn nứt của vòng xơ bên ngoài gây ra hiện tượng thoái vị

Ở giai đoạn đầu, đĩa đệm thoái hóa chỉ gây ra cơn đau nhẹ, nhưng khi chuyển sang giai đoạn tiến triển, cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, người có đĩa đệm bị thoái hóa sẽ phải đối mặt với nguy cơ bại liệt do cột sống mất hoàn toàn khả năng vận động.

Bất cứ đĩa đệm nào trong hệ thống cột sống đều có thể bị thoái hóa. Trong đó, đĩa đệm thuộc phần cột sống cổ và đĩa đệm thuộc phần cột sống thắt lưng dễ bị tổn thương hơn, bởi đây là hai vị trí phải chịu trọng tải và áp lực lớn từ các cử động của cơ thể.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ

Khi bị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, bạn sẽ cảm thấy đau nhức khắp vùng vai và lan cả xuống cánh tay, bàn tay. Trong 7 đốt sống cổ đánh dấu từ C1 đến C7 thì đĩa đệm nằm giữa đốt sống C5 và C6 dễ bị hư hại hơn.

Cử động cổ, khớp vai và tay sẽ gặp khó khăn khi đĩa đệm bị tổn thương. Trường hợp đĩa đệm bị rách, phần nhân thoát ra ngoài, tràn vào tủy sống hoặc đè lên rễ thần kinh sẽ dẫn đến tê bì, yếu cơ và hạn chế phạm vi cử động.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống (kí hiệu từ L1 đến L5) đảm nhiệm chức năng vận động và chịu tải trọng chính cho cột sống. Do đó, phần cột sống này thường xuyên bị tổn thương, bao gồm thoái hóa đĩa đệm..

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng mà phổ biến là ở vị trí đốt sống L4 và L5 khiến một vùng rộng lớn từ thắt lưng, hông xuống đến bàn chân đau nhức, khó chịu vô cùng. Giống như trường hợp thoái hóa đĩa đệm cột sống, nếu nhân nhầy đĩa đệm rò rỉ ra bên ngoài, chèn ép dây thần kinh cũng sẽ dẫn đến chứng tê bì, làm yếu cơ và giảm khả năng vận động.

Triệu chứng đặc trưng nhất của thoái hóa đĩa đệm chính là những cơn nhói ở cổ và thắt lưng. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, đứng, chạy, uốn cong lưng, nâng đồ vật hoặc vặn người và giảm nhẹ khi đi bộ, nằm nghỉ hoặc thay đổi tư thế.

Tùy vào mức độ tổn thương và vị trí của đĩa đệm, cơn đau sẽ từ nhẹ đến nặng và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Cùng với đó, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng thoái hóa đĩa đệm đi kèm khác, bao gồm:

  • Tê và ngứa ran tứ chi.

  • Yếu cơ dọc sống lưng, tay và chân.

  • Mất vững cột sống dẫn đến co thắt cơ ở lưng hoặc cổ.

Hậu quả đĩa đệm thoái hóa

Người bệnh có thể mất cảm giác đùi, hông và tứ chi khi đĩa đệm bị thoái hóa

Các triệu chứng này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi thành phần đĩa đệm tác động đến tủy sống hoặc rễ thần kinh. Một số trường hợp nặng có thể bị tiểu khó và mất cảm giác ở đùi trong và quanh hông.

Đĩa đệm cột sống được tạo thành bởi 2 lớp: Lớp lõi mềm bên trong gọi là nhân nhầy và lớp thành cứng bọc bên ngoài gọi là bao xơ. Khi các thành phần của đĩa đệm bị biến đổi về cả cấu trúc và chất lượng, không đảm bảo được chức năng đệm lót, giảm xóc cho cột sống chính là lúc tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống diễn ra. Và những nguyên nhân khiến đĩa đệm bị hao mòn đó là:

Quá trình lão hóa tự nhiên

Một đĩa đệm khỏe mạnh chứa tới 90% chất lỏng. Theo thời gian, lượng chất lỏng này sẽ giảm đi, làm cho đĩa đệm mỏng hơn và giảm tính đàn hồi.

Điều này khiến khoảng cách cần thiết giữa hai đốt sống bị thu hẹp lại nên khi cử động các đầu đốt sống sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức. Đĩa đệm hư tổn theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là điều không ai tránh khỏi.

Căng thẳng và chấn thương cột sống

Sự căng thẳng từ những hoạt động hàng ngày cùng các chấn thương lớn, nhỏ diễn ra trong nhiều năm có thể gây ra vết rạn nứt ở vòng bao xơ. Vết nứt này sẽ ngày càng lớn hơn và nhân nhầy bên trong bắt đầu bị đẩy về phía vết nứt dẫn đến phồng hoặc vỡ đĩa đệm.

Không dừng lại ở đó, nhân nhầy có thể thấm qua hoặc tràn ra khỏi vết nứt, đè lên dây thần kinh lân cận hoặc làm hẹp tủy sống gây tê bì cổ vai gáy, lưng và tứ chi. Đây chính là biến chứng thoái hóa – một trong những vấn đề xương khớp phổ biến.

Béo phì, thừa cân

Trọng lượng cơ thể quá mức bình thường khiến áp lực lên cột sống và đĩa đệm gia tăng, làm tăng lực nén lên các đốt sống. Khi đứng, ngồi hay di chuyển, các đốt sống phải chịu một lực ép lớn hơn bình thường từ trọng lượng cơ thể.

Điều này khiến các đốt sống bị ảnh hưởng xấu, thoái hóa nhanh hơn so với người bình thường. Các đĩa đệm cũng chịu áp lực cao hơn, có thể bị đẩy lệch ra ngoài hoặc vỡ, trầy xước.

Thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp khiến mô sụn, xương dưới sụn bị hao mòn, phá vỡ cấu trúc cột sống làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm là nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm sớm mà tất cả chúng ta, nhất là những người trẻ tuổi (từ 30 tuổi) cần cảnh giác. Lúc này, chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có khả năng kiểm soát yếu tố viêm và tái tạo sụn khớp giúp làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… là giải pháp tốt nhất để bảo vệ đĩa đệm chắc khỏe dài lâu.

Tuổi tác, chấn thương và sự hao mòn sụn khớp do thoái hóa là những nguyên nhân chủ đạo khiến đĩa đệm bị hư hại. Bên cạnh đó phải kể đến các yếu tố làm gia tăng nguy cơ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm như:

  • Thừa cân, béo phì.

  • Lao động hay tập luyện cường độ cao.

  • Ít vận động và vận động sai tư thế.

  • Dinh dưỡng mất cân đối.

  • Hút thuốc lá.

  • Di truyền.

  • Căng thẳng, lo âu triền miên.

Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm

Thừa cân gia tăng áp lực lên cột sống khiến đĩa đệm dễ thoái hóa hơn

Các yếu tố nguy cơ tạo thành khối áp lực lớn đối với cột sống và với chức năng nâng đỡ cột sống, đĩa đệm gián tiếp phải gánh chịu những tác động tiêu cực này. Vì vậy, để hệ xương khớp nói chung và đĩa đệm nói riêng chắc khỏe, chúng ta cần chú trọng xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học.

Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm khá giống với triệu chứng của bệnh lý cột sống gồm: thoái hóa cột sống, gai cột sống hay viêm khớp… Để không nhầm lẫn, bác sĩ sẽ tiến hành kỹ lưỡng từng bước chẩn đoán sau:

Thu thập bệnh sử

Bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về tiền sử bệnh lý như: Cơn đau xảy ra khi nào? Chân tay có bị ngứa ran hay tê không? Cảm thấy đau dữ dội nhất khi nào? Gần đây có bị ngã, chấn thương hoặc tai nạn không?

Đánh giá tình trạng đĩa đệm

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh di chuyển cổ, vai, lưng, tay và chân theo nhiều hướng khác nhau để kiểm tra phạm vi cử động của các vùng bị ảnh hưởng bởi đĩa đệm thoái hóa. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng gõ vào nhiều khu vực khác nhau hoặc kích thích nóng/ lạnh để thử phản xạ của dây thần kinh. Nếu phản ứng kém hoặc không phản ứng có nghĩa rễ thần kinh đang bị chèn ép bởi nhân nhầy đĩa đệm.

Xác định tổn thương đĩa đệm

Cuối cùng, bác sĩ tiến hành chụp quét hình ảnh bằng kỹ thuật X- quang, CT Scan hoặc MRI (cộng hưởng từ) để thu thập thông tin chính xác mức độ và vị trí tổn thương của đĩa đệm cùng các dây thần kinh cột sống. Ngoài ra, hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây đau nhức cột sống như khối u hoặc các loại tổn thương khác, đảm bảo chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa đĩa đệm.

Mục đích của phác đồ điều trị thoái hóa đĩa đệm là để giảm đau nhức và ngăn chặn tổn thương nặng thêm. Dựa trên các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đĩa đệm, bác sĩ sẽ đề xuất phương án chữa trị phù hợp với các giải pháp cụ thể dưới đây:

  • Uống thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn có thể giúp kháng viêm, làm dịu cơn đau và giảm sưng. Nếu bạn bị co thắt cơ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc có tác dụng giảm bớt hiện tượng này.

  • Tiêm thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm một mũi giảm đau vào khoang ngoài màng cứng ở lưng khi thuốc dạng uống không mang lại hiệu quả khả quan. Thuốc dùng để tiêm mạnh hơn thuốc uống nên sẽ giúp giảm đau, sưng và viêm nhanh chóng, nhưng có nhiều tác dụng phụ.

  • Vật lý trị liệu

Bài tập vật lý trị liệu được bác sĩ hướng dẫn sẽ giúp cơ ở cổ và lưng dẻo dai hơn, linh hoạt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ hỗ trợ cột sống trong các cử động, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm

Vật lý trị liệu giúp tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai cho cột sống, hỗ trợ đĩa đệm mau phục hồi

  • Phẫu thuật

Nếu thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp cuối cùng đó là phẫu thuật. Có 2 lựa chọn phẫu thuật sẽ được triển khai, hoặc là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm thoát vị, hoặc là loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm và thay vào đó một đĩa đệm nhân tạo.

Thoái hóa đĩa đệm là một tình trạng mãn tính và tiến triển chậm. Mặc dù không thể ngăn chặn tình trạng này bởi nó xảy ra một cách tự nhiên theo quá trình lão hóa của cơ thể, thế nhưng chúng ta vẫn có thể làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên tăng cường thêm các tinh chất chăm sóc xương khớp chuyên biệt như trong JEX thế thế mới.

  • Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt bởi thuốc lá làm giảm lượng chất lỏng khiến đĩa đệm bị khô.

  • Hạn chế rượu bia xuống mức thấp nhất (Theo Hội đồng nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia Úc, người trưởng thành không nên uống quá 1,4 ly thức uống có cồn mỗi ngày).

  • Chú ý vận động đúng tư thế

  • Nắm chắc kỹ thuật và luôn khởi động trước khi chơi thể thao để tránh chấn thương.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý với chỉ số BMI lý tưởng là 18,5 – 24,9 sẽ giúp giảm căng thẳng lên cột sống.

  • Tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập cơ lưng và bụng để tăng sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ bao quanh cột sống.

Và một điều quan trọng trong phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm là thăm khám xương khớp định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp bạn kịp thời phát hiện những thay đổi đang âm thầm diễn ra ở đĩa đệm cột sống.

Là vấn đề xương khớp phổ biến, thoái hóa đĩa đệm không chỉ làm giảm khả năng vận động, mà còn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt nếu không được chữa trị kịp thời. Đứng trước tình trạng nghiêm trọng này, hàng loạt thắc mắc được đặt ra, điển hình như:

Thoái hóa đĩa đệm có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm thoái hóa đĩa đệm cũng như nhiều bệnh lý xương khớp mạn tính khác như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… Mục tiêu chính của phác đồ điều trị thoái hóa đĩa đệm là giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn tổn thương chuyển biến xấu, đảm bảo chức năng vận động cho cột sống.

Thoái hóa đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Bác sĩ luôn khuyến khích người bị thoái hóa đĩa đệm hoặc bất kỳ bệnh lý xương khớp nào khác là duy trì tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày. Việc tập luyện giúp cơ bắp, xương khớp dẻo dai và linh hoạt, góp phần thúc đẩy tiến trình phục hồi của các tổn thương.

Lưu ý, tập động tác gì và tập như thế nào phải do chính bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Điều này nhằm tránh tập luyện sai cách khiến cơn đau tăng nặng và vết thương tại đĩa đệm khó hồi phục hơn.

Thoái hóa đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, tuổi thọ của đĩa đệm sẽ được kéo dài khi chúng ta chủ động chăm sóc, làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp bằng các dưỡng chất chuyên biệt, luyện tập thích hợp và lối sống khoa học.

Box mua hàng JexNút mua hàng Jex

03:40 29/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ