Hội chứng thắt lưng hông – Các vấn đề ở cột sống và rễ thần kinh

Hội chứng thắt lưng hông không phải một tổn thương cụ thể mà là khái niệm chung dùng để chỉ các vấn đề xảy ra ở cột sống và rễ thần kinh. Đây là những tổn thương nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để đảm bảo chức năng vận động.

Nguyên nhân đau thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông – Tổn thương xương khớp phức tạp

Khái niệm hội chứng thắt lưng hông không phổ biến bởi vì bác sĩ thường chia tách hội chứng này thành hai vấn đề nhỏ hơn thuộc về cột sống thắt lưng và rễ thần kinh thắt lưng. Khi bị tổn thương thắt lưng hông, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức và khó chịu mà còn hạn chế phạm vi chuyển động từ thắt lưng xuống chân khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Chính vì kết hợp triệu chứng của hai hội chứng riêng lẻ, thế nên dù gọi chung là hội chứng thắt lưng hông, nhưng mức độ đau nhức và phạm vi ảnh hưởng ở mỗi người sẽ khác nhau. Để có thể đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, bác sĩ phải tiến hành chẩn đoán và xác định nguyên nhân một cách kỹ càng.

Điểm chung của hội chứng thắt lưng hông là gây ra cảm giác đau, mỏi, tê bì và căng cứng phần dọc cột sống, thắt lưng, hông và lan cả xuống phần chi dưới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận diện khi nào vấn đề thuộc về cột sống, khi nào thuộc về rễ thần kinh thông qua một số triệu chứng khác biệt dưới đây:

Đau cột sống

  • Đau dữ dội ở thắt lưng (có thể là thắt lưng bên trái, thắt lưng bên phải hoặc cả hai bên).

  • Mức độ đau nhức tăng khi thực hiện các cử động như cúi người, xoay hoặc nghiêng người.

  • Cơn đau cũng có thể lan xuống mông, hông và đùi.

Đau rễ thần kinh

  • Cơn đau chạy dọc phần thân dưới từ mông, lan sang hông và xuống đùi, cẳng chân và chân.

  • Chân bị tê, kém nhạy và yếu, khó đứng hoặc trụ vững.

  • Nhói đau bàng quang và mất kiểm soát tiểu tiện.

Như vậy, tổn thương thắt lưng hông là bao hàm tất cả các vấn đề của hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng hông?

Những nguyên nhân khiến vùng thắt lưng – hông đau nhức được chia thành 3 nhóm chính là bệnh lý xương khớp, chấn thương và vận động sai tư thế:

Bệnh lý xương khớp

Đau thắt lưng hông thường là do các bệnh lý xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, dị tật cột sống bẩm sinh hay hẹp đốt sống thắt lưng… gây ra. Bên cạnh đó, hội chứng này còn có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng cột sống hay u đốt sống…

Chấn thương

Những di chứng từ chấn thương nghiêm trọng ở cột sống do tai nạn giao thông, ngã từ độ cao xuống hoặc va chạm khi chơi thể thao… không chỉ gây đau mà còn hạn chế khả năng cử động của cột sống, nhất là vùng từ thắt lưng trở xuống.

Triệu chứng đau thắt lưng hông

Đau thắt lưng hông có thể do xoay hoặc vặn người quá mạnh khi chơi thể thao

Sai tư thế vận động

Ngồi hoặc đứng quá lâu, thay đổi chuyển động đột ngột, nằm nghiêng một bên hay dùng lưng khiêng đồ vật nặng mà không có sự trợ giúp của công cụ nâng đỡ… sẽ gia tăng áp lực lên cột sống khiến thắt lưng, hông và mông đau mỏi.

Ngoài 3 nhóm nguyên nhân chính kể trên, những yếu tố làm gia tăng nguy cơ hội chứng thắt lưng hông phải kể đến tuổi tác; tính chất công việc; tiền sử bệnh lý xương khớp…

Không phải tất cả, thế nhưng những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc chứng đau thắt lưng hông cao hơn, đó là:

  • Người lớn tuổi (bước qua tuổi 45).

  • Vận động viên thể thao.

  • Công nhân, nhân viên văn phòng, tài xế và người lao động nặng.

  • Người đang điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

  • Người lười vận động hoặc vận động quá mức (vận động viên).

  • Người từng bị chấn thương xương cột sống.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những người nằm ngoài nhóm đối tượng này sẽ tránh được hoàn toàn nguy cơ đau thắt lưng hông. Vì vậy, tất cả mọi người đều nên chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp để phòng tránh và giảm rủi ro mắc hội chứng thắt lưng hông.

Để xác định nguyên nhân gây đau thắt lưng hông, bác sĩ sẽ áp dụng các bước chẩn đoán phổ biến cho bệnh xương khớp:

  • Thu thập thông tin tiểu sử bệnh lý gồm tình trạng xương khớp trước đó; chấn thương xương khớp đã từng gặp phải; thời gian phát hiện cơn đau ở thắt lưng hông…

  • Kiểm tra khả năng vận động và phản xạ cơ thông qua cử động gập cúi thấp lưng, xoay trái xoay phải…

  • Xét nghiệm hình ảnh bằng kỹ thuật X-quang, MRI (cộng hưởng từ), chụp CT các lớp.

Tổng hợp kết quả các bước chẩn đoán này, bác sĩ có thể đánh giá và xác định chính xác nguyên nhân khiến thắt lưng – hông bị đau. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp khắc phục tổn thương và củng cố độ vững chắc xương khớp giúp giảm dần các triệu chứng đau thắt lưng hông.

Phác đồ điều trị hội chứng thắt lưng hông được xây dựng dựa trên mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

Đối với đau thắt lưng do vận động và sinh hoạt sai tư thế

Cơn đau thắt lưng hông cơ học thường xuất hiện đột ngột và không kéo dài (đau cấp tính). Để giảm cảm giác đau nhức trong trường hợp này, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn:

  • Nghỉ ngơi, dừng tập luyện thể thao hay mang vác nặng.

  • Chườm lạnh.

  • Chú ý tư thế vận động, không ngồi hay đứng quá lâu.

  • Tập các động tác giãn cơ và tăng cường nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.

  • Sử dụng các sản phẩm giảm đau đã được nghiên cứu về tác dụng và an toàn cho cơ thể

Đối với đau thắt lưng do bệnh lý xương khớp

Đây là cơn đau mạn tính, thế nên bên cạnh việc chăm sóc xương khớp tại nhà, người bệnh cần một liệu trình điều trị chuẩn Y khoa, cụ thể:

  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm kê đơn (có thể uống hoặc tiêm).

  • Vật lý trị liệu dưới sự giám sát của bác sĩ.

  • Phẫu thuật nếu dùng thuốc và vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả.

Cùng với phương pháp điều trị Y khoa, chúng ta nên chú trọng chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe từ bên trong bằng các dưỡng chất từ thiên nhiên. Hiện nay JEX thế hệ mới với bộ hoạt chất Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ xương khớp chắc khỏe ngay từ gốc nhờ các tác động: Ngăn viêm, không làm cho viêm tiến triển, giảm đau khi vận động…

Đặc biệt, JEX thế hệ mới còn kích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp giúp tăng độ bền, độ dẻo dai cho khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Khi sụn và xương dưới sụn liên tục được tái tạo và làm mới sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đau thắt lưng hông đạt kết quả tốt hơn.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Cách phòng ngừa hay nói đúng hơn là giảm thiểu nguy cơ đau thắt lưng hông hiệu quả nhất chính là quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc và bảo vệ xương khớp mỗi ngày:

  • Bổ sung thực phẩm và dưỡng chất tốt cho xương khớp.

  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao.

  • Hạn chế khuân vác nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

  • Chú ý an toàn khi chơi thể thao, tham gia giao thông và làm việc trên cao.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình tình trạng xương khớp.

Hội chứng thắt lưng hông là tổn thương kết hợp của cả cột sống và rễ thần kinh thắt lưng, thế nên không chỉ gây đau mà còn làm giảm độ nhạy cảm của một vùng lớn cơ thể. Do đó, hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày để hạn chế tối đa nguy cơ đau thắt lưng hông các bạn nhé!

18:16 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ