Trang chủ - Bệnh xương khớp - Viêm khớp - Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Có tự hết không?
Viêm khớp cùng chậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây dính khớp, teo cơ mông và đùi, thậm chí tàn phế. Vậy, đau do viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị nào được áp dụng hiện nay? Tất cả thắc mắc sẽ được hồi đáp trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng các khớp ở cột sống dưới và xương chậu bị viêm. Đây được xem là bệnh viêm khớp mạn tính, gây đau nhức, sưng tại khớp cùng chậu và có thể cản trở chức năng chung của các khớp khác trong cơ thể.
Viêm khớp cùng chậu dẫn đến đau lưng dưới, lan xuống chân, gây khó khăn khi sinh hoạt và làm việc.
Viêm khớp cùng chậu cũng giống như các bệnh viêm khớp khác, bệnh có diễn biến “âm thầm” và phức tạp, nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch bị rối loạn. Khi có các yếu tố như tuổi tác, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng, chấn thương, di truyền, độc chất từ thuốc lá… tấn công, các khớp đã từng bị viêm sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ để bảo vệ khớp.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ nhận diện sai “kẻ thù” và tấn công màng hoạt dịch, khởi phát quá trình viêm. Hậu quả là màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương, kéo theo các tình trạng khác như giảm thiểu chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.
Hiện nay, bệnh viêm khớp cùng chậu chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, mục đích kiểm soát triệu chứng, duy trì chức năng khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau và chống viêm, liệu pháp vật lý, thay đổi lối sống, chăm sóc khớp bằng các tinh chất thiên nhiên và thói quen lành mạnh.
Viêm khớp cùng chậu có hết không là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm, bởi nhiều trường hợp cảm thấy hết đau và có thể đi lại bình thường trong thời gian ngắn, sau đó đau nhức trở lại?
Thực tế, viêm khớp cùng chậu hiếm khi tự biến mất. Một vài trường hợp viêm khớp cấp tính có thể tự khỏi khi nghỉ ngơi kết hợp phương pháp điều trị phù hợp, nhưng hầu hết các bệnh nhân sẽ phải “sống chung” với căn bệnh này.
Các phương pháp điều trị rối loạn chức năng khớp cùng chậu thường tập trung vào việc giảm đau và khôi phục chuyển động bình thường ở khớp. Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng là:
Bệnh nhân mắc viêm khớp cùng chậu thường được chỉ định bằng 3 nhóm thuốc cơ bản:
Trước đây, khi nhắc đến giảm đau nhức xương khớp hầu hết mọi người chỉ biết đến thuốc giảm đau nhanh, nhưng các loại thuốc này chỉ giúp cắt cơn đau tạm thời. Chính vì vậy, các nhà khoa học Mỹ đã không ngừng nghiên cứu và tạo ra công thức thức giảm đau nhức xương khớp hiệu quả và an toàn JEX thế hệ mới.
JEX thế hệ mới với các tinh chất quý thiên nhiên: Eggshell Membrane, Turmeric Root, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Chondroitin Sulfate… được chứng minh có khả năng tác động vào cơ chế bệnh sinh, giúp bảo vệ xương khớp toàn diện.
JEX giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp tái phát, làm chậm thoái hóa khớp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp. Đồng thời, làm giảm các yếu tố tiền viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… Nhờ vậy, giúp sụn khớp chuyển động trơn tru, giảm đau khi vận động, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.
Ngoài ra, JEX cũng giúp kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ đó, giúp tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Duy trì uống mỗi ngày 2 viên JEX sẽ giúp kiểm soát cơn đau viêm khớp cùng chậu hiệu quả, từ đó làm chậm thoái hóa khớp cùng chậu
Thông qua các bài tập vật lý trị liệu như tập thể dục, chườm đá, chườm nóng và xung điện có thể giúp giảm đau bằng cách giảm căng cơ và co thắt từ đó, cải thiện chức năng và sự linh hoạt của khớp.
Thông thường, phẫu thuật được xem là phương sách cuối cùng cho bệnh nhân viêm khớp cùng chậu mạn tính. Phẫu thuật tiêu chuẩn được sử dụng để giải quyết chứng đau khớp cùng chậu là hợp nhất khớp sacroiliac xâm lấn tối thiểu.
Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật này là loại bỏ hoàn toàn sự chuyển động ở khớp cùng chậu, bằng cách ghép ilium và sacrum lại với nhau. Hợp nhất khớp sacroiliac đã được áp dụng cho những ca viêm khớp cùng chậu nghiệm trọng, sau phẫu thuật có thể cải thiện cơn đau và giảm nguy cơ tàn tật, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi.
Mặc dù không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp cùng chậu, nhưng việc điều trị hiệu quả và hỗ trợ kịp thời có thể giúp kiểm soát viêm, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, bệnh nhân mắc viêm khớp cùng chậu nên sớm thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường hoặc không thuyên giảm dù đã tự dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi tại nhà.
Một trong các địa chỉ thăm khám uy tín hiện nay là khoa Cơ xương khớp và Trùng tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đây là nơi quy tụ nhưng bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đặc biệt, hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị đúng các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại.
Bệnh viện còn đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy đo mật độ xương, máy siêu âm, máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss,… giúp phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp.
Với những thông tin trên, hy vọng có thể giúp bạn trả lời câu hỏi “Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không”. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, việc duy trì một lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể giúp kiểm soát bệnh viêm khớp cùng chậu tái phát. Đặc biệt, giữ trọng lượng cơ thể trong mức hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh căng thẳng quá mức lên các khớp cũng giúp giảm triệu chứng tốt hơn.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ