Viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không? [Lưu ý từ bác sĩ]

Để cải thiện tình trạng viêm khớp cùng chậu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu, điều chỉnh chế độ ăn hoặc áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị khác. Vậy người bị viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không và phương pháp tập thể dục này có mang lại hiệu quả cải thiện bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của đi bộ qua bài viết dưới đây.

Viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không

Tổng quan về viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm nhiễm tại khớp xương cùng ở một hoặc cả hai bên. Khớp xương cùng là đoạn khớp kết nối giữa xương sống và xương chậu, có hình tam giác nằm ở phần cuối của cột sống.

Viêm khớp cùng chậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cột sống dính khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây dính khớp, teo cơ mông, đùi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí liệt chi. Phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu có thể gặp những biến chứng như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Những triệu chứng nhận biết tình trạng viêm khớp cùng chậu là:

  • Cảm thấy đau đớn ở phần hông, đặc biệt là khi phải đứng lâu, chạy bộ, leo cầu thang hay vận động mạnh.
  • Có cảm giác tê cứng khi phải đứng lâu, khó co duỗi chân.
  • Thay đổi về dáng đi, có xu hướng dồn trọng lực về một bên chân để giảm đau đớn ở chân còn lại.
  • Sưng, đỏ tấy ở vùng khớp.
  • Chuyển động của chân giảm linh hoạt, khó gập, duỗi, khoanh chân, khả năng vận động bị hạn chế.

Tổng quan viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh

Viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không?

Thông thường, tình trạng đau đớn sẽ khiến người bệnh viêm khớp cùng chậu gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp vô cùng hiệu quả.

Tập thể dục nhẹ nhàng có thể mang đến hiệu quả giảm đau, tăng cường lưu thông máu giúp xương khớp linh hoạt hơn. Ngược lại, luyện tập những bài tập cường độ cao như tennis, leo cầu thang, chạy bộ, nhảy dây,… có thể gây áp lực lên khớp, khiến khớp cùng chậu dễ bị tổn thương hơn.

Vậy người bị viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không? Đi bộ là một bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp với những người gặp các vấn đề về khớp cùng chậu. Đi bộ đúng cách giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn và hỗ trợ giảm đau.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc đi bộ phải đúng cách với cường độ phù hợp để giúp mang đến hiệu quả tốt nhất, tránh vận động sai cách dẫn đến tác dụng ngược.

Những lợi ích của đi bộ với người viêm khớp cùng chậu

Đi bộ có thể mang lại lợi ích như thế nào đối với việc điều trị viêm khớp cùng chậu? Dưới đây là những nguyên nhân người bị viêm khớp nên đi bộ đều đặn mỗi ngày.

1. Nuôi dưỡng sụn khớp, phòng ngừa cứng khớp

Sụn khớp được nuôi dưỡng bởi chất nhờn gọi là dịch khớp có chứa proteoglycan, aggrecan và các tế bào sụn. Dịch khớp ngoài đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp khớp vận động dễ dàng, còn cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp. Đi bộ là một hình thức vận động giúp cho dịch khớp thường xuyên luân chuyển, từ đó đem oxy và những dưỡng chất đi nuôi tế bào sụn khớp.

Ngoài ra, thường xuyên vận động còn giúp cho các khớp chuyển động linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng khô và cứng khớp. Đi bộ có thể giúp cho các bộ phận của khớp như dây chằng, bao khớp trở nên dẻo dai hơn.

2. Giảm đau nhức và viêm nhiễm ở khớp

Đi bộ thường xuyên có thể mang lại lợi ích đối với tuần hoàn máu trong cơ thể. Đây là hình thức tập luyện giúp ổn định nhịp tim và hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giúp làm tăng sự dẻo dai của thành mạch và điều hòa huyết áp ở mức ổn định.

Việc tăng tuần hoàn máu còn có ý nghĩa làm tăng lượng máu đến khớp, tăng cường oxy và dưỡng chất đề nuôi dưỡng các cơ quanh khớp, hỗ trợ giảm đau kháng viêm hiệu quả, đồng thời tránh tình trạng tê cứng.

Bị viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ

Đi bộ có thể cải thiện tình trạng đau nhức ở khớp

3. Giảm nguy cơ loãng xương

Theo Michael A. Schwartz, bác sĩ tại Plancher Orthopedics & Sports Medicine ở New York, đi bộ là một trong những phương pháp giúp ngăn chặn quá trình loãng xương một cách hiệu quả. Một nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng phụ nữ sau mãn kinh cho thấy, 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp giảm đến 40% nguy cơ gãy xương ở hông.

4. Cải thiện sức khỏe cơ bắp

Đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho chân và cơ bụng trở nên săn chắc hơn và tăng sức mạnh cho cơ bắp, có thể làm tăng phạm vi chuyển động. Từ đó, các cơ bắp có thể chịu một phần áp lực, hạn chế sức nặng lên các khớp.

5. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Đi bộ cũng là một hình thức đốt cháy calo, hỗ trợ giảm mỡ thừa. Theo Hiệp hội Viêm khớp – Arthritis Foundation, trung bình cứ 1 pound (xấp xỉ 0.45kg) trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tương ứng với 6 pound (xấp xỉ 2,72kg) áp lực lên các khớp hông. Do đó, việc luyện tập thể dục và giữ cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp giảm sức nặng lên các khớp.

Người viêm khớp cùng chậu khi đi bộ cần lưu ý gì?

Bên cạnh vấn đề viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để việc đi bộ mang đến hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng ngược.

1. Đi bộ nhẹ nhàng

Để giảm áp lực lên khớp, khi đi bộ, bạn nên đi nhẹ nhàng, tránh đồn quá nhiều lực vào chân khiến cho bước chân trở nên nặng nề. Dồn quá nhiều lực vào chân khi bước đi khiến phản lực dội lại chân lớn hơn, không chỉ ảnh hưởng đến khớp cùng chậu mà còn gây áp lực lên khớp gối.

Bạn có thể áp dụng phương pháp của vận động viên điền kinh để việc đi bộ dễ dàng và ít gây ảnh hưởng đến khớp hơn. Cụ thể, khi bước đi, bạn nên đặt gót chân xuống trước rồi mới đến ngón chân để giảm áp lực đối với chân.

Khi đang đi, nếu có những dấu hiệu như chuột rút hoặc đau đớn ở vùng khớp cùng chậu thì bạn cần dừng lại và massage nhẹ nhàng để khớp và các cơ được thư giãn.

2. Bước nhỏ, rút ngắn sải chân

Đi bộ với sải chân ngắn giúp giảm áp lực lên vùng khớp cùng chậu, đồng thời giảm nguy cơ gặp phải những tình trạng như chuột rút mắt cá chân, trẹo chân,… Ngoài ra, việc bước nhỏ cũng giúp làm tăng số bước chân, tăng tần suất vận động của khớp. Mỗi sải bước chân nên có chiều dài bằng khoảng cách giữa hai vai.

3. Chọn đường bằng phẳng

Khi đi bộ, bạn cần lưu ý chọn những con đường bằng phẳng, ít gồ ghề và hạn chế dốc, bậc thang bởi việc leo dốc hay cầu thang khiến bạn phải dồn nhiều lực vào chân hơn, tạo áp lực lên các khớp làm cho tình trạng viêm khớp cùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tập đi bộ bằng các loại thiết bị máy tập trong nhà, bạn nên điều chỉnh độ dốc của máy tập ở mức thấp.

Viêm khớp cùng chậy đi bộ cần lưu ý gì

Đi bộ trên những con đường bằng phẳng giúp hạn chế áp lực lên khớp cùng chậu

4. Chú ý tới thời gian đi bộ

Một điều quan trọng bên cạnh việc viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không chính là bạn nên tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp mới có hiệu quả.

Thời gian luyện tập đi bộ lý tưởng là khoảng 30 phút mỗi ngày đối với người gặp các vấn đề về khớp cùng chậu. Tuy nhiên, khi mới luyện tập đi bộ, bạn nên bắt đầu trong thời gian ngắn rồi tăng dần lên để cơ thể kịp thời thích ứng, đồng thời bạn có thể theo dõi những triệu chứng đau nhức có thuyên giảm hay không.

Người bệnh có thể bắt đầu tập trong vòng 10 – 15 phút vào giai đoạn đầu cho đến khi cơ thể quen và không có triệu chứng đau nhức thì tăng thời gian đi. Bạn không nên tăng thời gian đi bộ đột ngột mà cần điều chỉnh từ 15 phút lên 20 phút rồi đến 25 phút. Nếu chạy bộ ngoài trời, bạn nên lựa chọn chạy vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Không mang vác vật nặng khi chạy

Mang vác vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên khớp cùng chậu, khiến cho việc đi bộ khó khăn hơn và có thể làm tổn thương sụn khớp. Bên cạnh đó, mang vật nặng không đúng cách khi vận động có thể ảnh hưởng đến cột sống, khớp gối,…

6. Mang giày phù hợp

Lựa chọn một đôi giày êm ái, thoải mái, vừa vặn với bàn chân sẽ giúp việc đi bộ thuận lợi hơn, tránh những chấn thương không đáng có. Ngoài ra, bạn nên mặc những trang phục mỏng, nhẹ và thấm hút mồ hôi để tạo cảm giác thoải mái khi luyện tập và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại nẹp khớp khi chạy bộ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Có thể bạn quan tâm:

Tăng cường sức khỏe xương khớp với dưỡng chất thiên nhiên

Bên cạnh việc vận động, bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên cũng có tác dụng trong việc nuôi dưỡng xương khớp. Nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra các dưỡng chất có khả năng hỗ trợ cải thiện viêm khớp cùng chậu như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (chiết xuất nghệ), Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng) và Soy Lecithin Powder,…

Cụ thể, Collagen Type 2 không biến tính khi vào đường ruột có khả năng điều hòa miễn dịch để hỗ trợ bảo vệ sụn khớp. Trong khi đó, Collagen Peptide tham gia quá trình tổng hợp Collagen Type 2 và Aggrecan, giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.

Turmeric Root, Soy Lecithin Powder, Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane là những chất kháng viêm hiệu quả, giúp làm giảm sản xuất các yếu tố gây viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,… hạn chế các triệu chứng đau khớp và cải thiện tình trạng viêm khớp.

Những dưỡng chất trên hiện có mặt trong viên uống JEX thế hệ mới, sản phẩm giúp hạn chế các triệu chứng đau khớp và cải thiện tình trạng viêm khớp, đồng thời nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong.

Jex cải thiện viêm khớp cùng chậu

Bổ sung những dưỡng chất trong JEX giúp hỗ trợ cải thiện viêm khớp cùng chậu hiệu quả

Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không?. Ngoài đi bộ đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khỏe, người bệnh viêm khớp cùng chậu cũng có thể thực hiện nhiều phương thức tập luyện có lợi cho khớp khác như bơi lội, yoga,… Nhưng trước khi tập luyện nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn, lên kế hoạch phù hợp, giúp phòng ngừa chấn thương và nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh.

10:25 20/09/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ