Hẹp khe khớp gối là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Hẹp khe khớp gối là hệ lụy của bệnh thoái hóa khớp hoặc các chấn thương xương khớp nghiêm trọng như gãy xương, trật khớp… Nếu không cải thiện tình trạng này sớm, khớp gối sẽ bị đau nhức dai dẳng và thậm chí gây teo cơ, biến dạng đầu gối.

Cách chẩn đoán hẹp khớp gối

Khoảng không gian của khớp gối bị thu hẹp tăng độ cọ xát giữa các đầu xương gây đau nhức dữ dội

Khi khớp gối khỏe mạnh, giữa đầu xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân sẽ có một khoảng không gian hợp lý để khớp cử động thoải mái và linh hoạt. Nhưng khoảng không gian này sẽ bị thu hẹp lại khi khớp gối bị thoái hóa, hoặc chịu chấn thương nghiêm trọng làm cho bề mặt sụn bao bọc các đầu xương bị mòn đi.

Tình trạng này gọi là hẹp khe khớp gối. Phần diện tích bị thu hẹp làm tăng độ cọ xát giữa mô sụn và khi sụn bị mòn sẽ gây áp lực lên các đầu xương, khiến đầu gối đau nhức và cứng.

Theo thời gian, sụn và đầu xương dưới sụn của khớp gối bị thiếu không gian sẽ bị bào mỏng, dẫn đến những biến chứng nặng nề như biến dạng ổ khớp gối, yếu hoặc liệt chi. Vì vậy, mục tiêu chính của điều trị khắc phục hẹp khe khớp gối là tái tạo sụn, xương dưới sụn giúp ổn định cấu trúc khớp gối và đảm bảo không gian cần thiết cho đầu xương hoạt động.

Chứng hẹp khe khớp gối là triệu chứng thực thể hay nói một cách đơn giản hơn là hệ lụy của những tổn thương nghiêm trọng ở khớp gối, cụ thể:

Bệnh lý xương khớp

Thoái hóa xương khớp (Osteoarthritis – OA) và viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) là 2 bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra khi mô sụn bị phá hủy, không còn đủ độ dày để bao bọc các đầu xương. Mất đi lớp bảo vệ, xương dưới sụn sẽ bị mòn dần do phải cọ xát với nhau trong khi khớp cử động. Để bù đắp lại phần xương bị hủy hoại, cơ thể sẽ tự động kích hoạt “chế độ tạo xương mới”.

Chính quá trình hình thành mô xương mới là nguồn gốc sinh ra gai xương và hiện tượng “dị dạng” đầu xương. Gai xương và mô xương dị dạng phá vỡ cấu trúc ổ khớp là nguyên nhân khiến khe khớp gối bị hẹp đi, giảm chức năng vận động, thậm chí là dẫn tới nguy cơ biến dạng và liệt chi.

Chấn thương xương khớp

Những chấn thương xương khớp nghiêm trọng như gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi hay trật khớp gối tác động trực tiếp lên bề mặt sụn và xương dưới sụn. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc đúng cách, các chấn thương này sẽ làm biến đổi bề mặt sụn và đầu xương dưới sụn bởi mô xương bị kích thích tăng sinh quá mức.

Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ bị hẹp khe khớp gối cao hơn khi tồn tại những yếu tố dưới đây:

  • Suy tuyến giáp.

  • Lỏng khớp gối.

  • Hoại tử xương do thiếu máu cung cấp đến xương.

  • Khớp bị nhiễm khuẩn.

Bị hẹp khe khớp gối

Hẹp khe khớp gối là di chứng của chấn thương trật khớp gối không được điều trị dứt điểm

Phần lớn các trường hợp hẹp khe khớp gối đều là hậu quả của bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, xác định mức độ và nguyên nhân gây hẹp khe khớp gối cụ thể ở mỗi người.

Không chỉ là cảm giác đau nhức âm ỉ và căng cứng đầu gối mỗi khi chuyển động, người bị hẹp khe khớp gối có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Biến dạng khớp gối.

  • Teo cơ, liệt chi.

Biến chứng hẹp khe khớp gối là điều khó tránh khỏi, thế nên việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng quan trọng. Càng để lâu, khả năng hồi phục sụn và xương dưới sụn càng khó, rủi ro phải thay khớp gối nhân tạo là rất cao.

Khi khe khớp gối bị hẹp đồng nghĩa với những tổn thương ở sụn, xương dưới sụn của đầu gối đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vậy nên, các dấu hiệu biểu lộ ra bên ngoài và sự bất thường mà người bệnh cảm nhận được rất rõ ràng:

  • Sưng phù và đỏ quanh khớp gối.

  • Khớp đau nhức dữ dội.

  • Đầu gối căng cứng khiến việc đi lại khó khăn, thậm chí không thể cử động bình thường.

  • Một số trường hợp có thể bị biến dạng khớp gối, teo cơ và nhận thấy rõ các gai xương khi sờ nắn quanh đầu gối.

Mặc dù, không thể đưa khe khớp gối trở lại trạng thái ban đầu, nhưng nếu tích cực chữa trị bằng phác đồ chuẩn y khoa, sụn và xương dưới sụn sẽ được phục hồi phần nào. Từ đó, kiểm soát quá trình thoái hóa khớp gối, cải thiện chức năng vận động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thông qua việc quan sát, đánh giá chức năng vận động và sờ nắn quanh khớp gối, bác sĩ có thể nhận định được khe khớp gối có bị hẹp hay không. Nhưng để chắc chắn cũng như xác định rõ hình thái xương (gai xương, mô xương dị dạng), bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số thủ tục chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm hình ảnh gồm chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ MRI; chụp cắt lớp CT Scan.

  • Nội soi hoặc siêu âm khớp gối.

Chẩn đoán và điều trị hẹp khớp gối

Chụp phim X-quang giúp bác sĩ biết được chính xác mức độ tổn thương của sụn, xương dưới sụn

Hình ảnh bên trong khớp gối thu được từ những kỹ thuật cao này, cho phép bác sĩ thấy được hết các tổn thương xảy ra đồng thời với quá trình thoái hóa, bên cạnh gai xương và hẹp khe khớp. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị tổng thể thích hợp nhất, loại bỏ cùng lúc nhiều vấn đề đang diễn ra, đe dọa sự ổn định của cấu trúc khớp gối.

Sự suy giảm cả chất và lượng của mô sụn cùng xương dưới sụn là căn nguyên dẫn đến quá trình thoái hóa khớp gối với những hệ lụy kèm theo là hẹp khe khớp và gai xương. Do đó, cách phòng ngừa hẹp khe khớp gối hiệu quả nhất chính là bảo vệ và duy trì sụn, xương dưới sụn vững chắc.

Cùng với việc duy trì cử động khớp gối một cách nhịp nhàng để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho sụn, xương dưới sụn (sụn và xương dưới sụn lấy dinh dưỡng chủ yếu từ hoạt động khớp), bạn cần chủ động cung cấp những nguyên liệu thiết yếu hỗ trợ cho quá trình tái tạo sụn, xương dưới sụn. Và những nguyên liệu thiết yếu này, ngoại trừ nguồn dinh dưỡng cơ thể chuyển hóa từ thức ăn, thì chúng ta có thể bổ sung từ các dưỡng chất chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Các tinh chất này hiện đã có trong JEX thế hệ mới, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các thành phần để hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả. Cũng cần nói thêm rằng các bệnh về thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là loại bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự sinh ra tự kháng thể tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp, gây nên tình trạng tổn thương khớp liên tục. Đồng thời còn giúp hỗ trợ cơ thể ngưng sản sinh ra các tự kháng thể trên, tạo nên tác dụng hỗ trợ bảo vệ cho sụn khớp. Nghĩa là vừa hỗ trợ tái tạo, vừa hỗ trợ bảo vệ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Cơ chế khoa học và tác động toàn diện là tái tạo đi đôi với bảo vệ sẽ chăm sóc sức khỏe sụn khớp sẽ giống như xây lâu đài trên một nền móng vững chắc và có tường thành kiên cố bất khả xâm phạm, tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện là giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Quá trình điều trị hẹp khe khớp gối cần nhiều thời gian, bởi lúc này khớp gối đã bị thoái hóa mức độ nghiêm trọng. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, bác sĩ có thể áp dụng kết hợp các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau (dạng uống hoặc dạng tiêm).

  • Vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh cho cơ và kích thích dòng máu đến nuôi khớp gối.

  • Phẫu thuật đục xương để tạo khe khớp gối và thay khớp gối nhân tạo đối với người bệnh đã mất gần như hoàn toàn chức năng vận động ở khớp gối.

Song song với phác đồ điều trị hẹp khe khớp gối chuẩn y khoa, người bệnh nên chăm sóc và nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn bằng sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt tốt cho xương khớp như JEX thế hệ mới. Và bạn đừng quên thực hiện lối sống khoa học (vận động vừa sức, hạn chế mang vác nặng, dùng dụng cụ bảo hộ đầu gối khi chơi thể thao…) để giảm xuống mức thấp nhất những tác động lên khớp gối.
10:32 08/01/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ