Viêm khớp ức đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp ức đòn là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong khớp ức đòn (sternoclavicular joint) – một khớp nối giữa xương ức (clavicle) và xương ngực (sternum). Khớp ức đòn có vai trò quan trọng trong việc giữ cho vai và cánh tay có thể di chuyển một cách linh hoạt. Khi bị viêm, khớp ức đòn có thể trở nên đau nhức, sưng tấy và gây khó khăn trong việc vận động.

Bạn có đang gặp triệu chứng đau nhức, sưng tấy, co cứng ở vùng xương trên ngực, khiến việc vận động gặp khó khăn? Nếu có những biểu hiện trên, có khả năng bạn đã mắc phải tình trạng viêm khớp ức đòn. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây để biết được cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Viêm khớp ức đòn

Viêm khớp ức đòn là gì?

Khớp ức đòn (tiếng Anh là Sternoclavicular (SC) Joint) nằm ở phần gốc cổ, là khớp nối giữa xương ức và xương đòn. Khớp ức đòn có thể hoạt động theo 3 trục và thực hiện các hoạt động như nâng và hạ vai, đưa vai ra sau, xoay vai. Khớp ức đòn thuộc nhóm khớp trượt và có cấu trúc gồm sụn khớp bao phủ khớp, dịch khớp bôi trơn sụn khớp và dây chằng bao quanh khớp.

Khớp ức đòn là gì

Khớp ức đòn là khớp nối giữa xương ức và xương đòn

Viêm khớp ức đòn là tình trạng dịch khớp có những ổ áp xe hoặc mô viêm, sụn khớp bị viêm nhiễm hoặc bị kích thích gây tổn thương, khiến hai đầu xương tăng cường cọ xát với nhau gây đau, sưng khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ức đòn

Xác định được nguyên nhân gốc rễ gây viêm khớp ức đòn sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn. Dưới đây là những yếu tố dẫn đến bệnh lý này:

  • Viêm khớp

Viêm khớp ức đòn thường diễn ra do những bệnh lý gây viêm khác như thoái hóa khớp, viêm sụn, viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay, khớp gối,… Tình trạng này có thể làm tăng tổn thương ở sụn khớp và khiến cho sụn bị mài mòn.

  • Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến hệ miễn dịch tự sản xuất ra các kháng thể chống lại những tế bào xương khỏe mạnh của cơ thể, cũng làm tổn thương khớp và gây viêm khớp ức đòn.

Bên cạnh đó, khi mắc phải bệnh gout, quá trình chuyển hóa acid uric bị rối loạn sẽ làm tăng tăng nồng độ chất này trong cơ thể, dẫn đến lắng đọng tinh thể monosodium urate ở bao khớp và gây ra tình trạng viêm ở khớp.

  • Nhiễm trùng khớp

Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm có thể là nguyên nhân làm tổn thương sụn khớp, dịch khớp và dẫn đến viêm khớp ức đòn. Chẳng hạn như vi khuẩn gây giang mai, bệnh lao,  vi khuẩn staphylococcus aureus,… xâm nhập vào sụn khớp sẽ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khớp xương.

  • Lão hóa

Tuổi tác càng cao tế bào xương càng lão hóa khiến xương giòn, dễ bị tổn thương và dễ dẫn đến gãy xương. Ngoài ra, lão hóa cũng khiến bao hoạt dịch suy yếu, không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn khớp và nuôi dưỡng sụn, gây khô khớp, làm tăng nguy cơ viêm khớp ức đòn.

Hiện nay, các bệnh lý về xương khớp đang ngày càng trẻ hóa. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm đóng vai trò rất quan trọng.

Lão hóa gây viêm khớp ức đòn

Lão hóa là một trong những nguyên nhân khiến viêm khớp ứng đòn dễ diễn ra hơn

  • Do chấn thương, áp lực về thể chất

Những kích thích mạnh đối với xương khớp sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp và làm hình thành áp xe, ổ viêm ở khớp. Tai nạn gây va đập mạnh, luyện tập thể dục thể thao quá sức, mang vác vật nặng hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế có thể làm tổn thương khớp, gây đau khớp ức đòn.

  • Do khối u

Các khối u có thể chèn ép lên các bộ phận ở khớp gây viêm nhiễm khớp ức đòn. Bên cạnh đó, trường hợp có khối u ác tính, các tế bào ung thư có thể di căn đến khớp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  • Di truyền

Viêm khớp ức đòn cũng là một bệnh lý có thể di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về viêm khớp thì khả năng bạn mắc phải tình trạng tương tự sẽ cao hơn bình thường.

Triệu chứng viêm khớp ức đòn thường gặp

Viêm khớp ức đòn giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ, khiến người bệnh chủ quan. Dưới đây là những triệu chứng viêm khớp ức đòn mà bạn nên chú ý để kịp thời thăm khám khi phát hiện:

  • Có cảm giác đau nhức xương ở vùng ngực, trên ngực, cơn đau có thể xuất hiện lúc vận động hoặc khi cơ thể đang nghỉ ngơi.
  • Người bệnh có thể bị đau đột ngột hoặc đau âm ỉ dần lan ra tại những vùng như cổ, vai. Cơn đau vai có thể diễn ra từ vài phút đến vài tiếng và thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Sưng tấy, bầm tím, co cứng, co thắt tại vùng khớp ức đòn.
  • Khi cử động các khớp có thể thấy âm thanh lạo xạo.
  • Vùng da quanh khớp ức đòn có triệu chứng đỏ, nóng ran, đau âm ỉ.
  • Việc cử động vai, cánh tay,… gặp khó khăn và giảm độ linh hoạt.

Tình trạng viêm nhiễm còn có thể dẫn đến những biểu hiện khác như sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, khó thở, phát ban, ngứa,… Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn do tương tự một số bệnh lý khác.

Triệu chứng viêm khớp ức đòn

Viêm khớp ức đòn có thể gây đau lan ra phần cổ, vai và khiến việc vận động khó khăn hơn

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp ức đòn

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp ức đòn cao hơn bình thường? Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý này để có cách phòng tránh hiệu quả.

  • Yếu tố di truyền: Nếu có người thân mắc phải tình trạng này, bạn nên kiểm tra xương khớp thường xuyên để phát hiện kịp thời nguy cơ mắc phải bệnh lý tương tự.
  • Tuổi tác: Mặc dù viêm khớp ức đòn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nguy cơ mắc bệnh càng tăng khi tuổi tác càng cao do xương lúc này đã thoái hóa.
  • Giới tính: Phụ nữ có xu hướng mắc các bệnh về viêm khớp nhiều hơn so với nam giới và các triệu chứng đau khớp cũng nghiêm trọng hơn.
  • Chấn thương: Sau khi gặp các chấn thương va đập mạnh thì người bệnh có nguy cơ gặp phải viêm nhiễm ở khớp cao hơn.
  • Môi trường: ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với các kim loại nặng hoặc vi khuẩn, virus, nấm,… cũng làm tăng khả năng mắc viêm khớp ức đòn.

Bệnh viêm khớp ức đòn có nguy hiểm không?

Nếu không kịp thời điều trị viêm khớp ức đòn thì người bệnh có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là một số tác động của bệnh viêm khớp ức đòn:

  • Tác động lên khớp: Bệnh viêm khớp ức đòn làm tổn thương khớp và có thể gây viêm khớp mãn tính, làm tăng nguy cơ liệt khớp.
  • Giảm khả năng vận động: Các triệu chứng viêm khớp ức đòn như đau, sưng,… có thể làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh gặp tình trạng khó cử động khớp, gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày.
  • Bệnh lý tự miễn: Nếu viêm khớp ức đòn diễn ra do các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch hoạt động sai có thể dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Biến chứng hệ thống: Bên cạnh việc ảnh hưởng đến khớp, viêm khớp ức đòn có thể làm teo cơ do cơ thể ít vận động cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi,…
  • Tác động tâm lý: Tình trạng đau đớn, khó cử động có thể gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ,… làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.

Biến chứng viêm khớp ức đòn

Viêm khớp ức đòn có thể gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của người bệnh

Khi nào người bệnh viêm khớp ức đòn nên đến gặp bác sĩ?

Thời gian đầu, viêm khớp ức đòn thường không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ gây đau nhức âm ỉ. Do đó, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.

Các triệu chứng như đau, sưng đỏ ở phần khớp ức đòn; cử động vai, cánh tay bị hạn chế; đi kèm với cơ thể mệt mỏi, sốt, mất tỉnh táo,… chính là báo động cho các vấn đề rối loạn ở khớp ức đòn. Nếu phát hiện những triệu chứng này, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để có phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý, bạn không nên tự chữa trị mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm có độ chính xác cao

Cách chẩn đoán viêm khớp ức đòn

Để xác định chính xác tình trạng viêm khớp ức đòn, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và kiểm tra những triệu chứng tại khớp xương ức đòn, cổ, vai. Đồng thời, chỉ định người bệnh hực hiện những một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Chụp X-quang: Người bệnh có thể được chụp X-quang vùng ngực và vai để kiểm tra mức độ tổn thương của xương, đồng thời giúp phát hiện các nguy cơ gãy xương đòn, trật khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp giúp tìm ra những vết thương nhỏ, tiềm ẩn gây viêm khớp ức đòn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp cung cấp hình ảnh chi tiết về các bộ phận như sụn, dây chằng, xương,… giúp xác định tổn thương dễ dàng hơn, đồng thời phát hiện sự tăng sinh bất thường của tế bào, dự đoán nguy cơ mắc phải ung thư.
  • Xét nghiệm máu: Thường được thực hiện để kiểm tra các yếu tố viêm nhiễm như tốc độ lắng hồng cầu, protein phản ứng C,… Xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus, nấm,…

Phương pháp điều trị viêm khớp ức đòn

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị viêm khớp ức đòn phổ biến nhất. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ví dụ như Naproxen sodium, Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin,… có thể được kê đơn trong các trường hợp bị viêm nhiễm. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn phù hợp với tình trạng của người bệnh.
  • Các loại thuốc giảm đau gây nghiện: đây là những thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng đau đột ngột ở khớp ức đòn, gồm những loại thuốc như oxycodone hoặc acetaminophen, hydrocodone hoặc acetaminophen.
  • Thuốc tăng sinh mô sụn: là những loại thuốc bổ sung canxi giúp sụn khớp khỏe mạnh, chẳng hạn như Glucosamine, Kalzium, Kupfer, Selen…
  • Thuốc chống động kinh Gabapentin: có tác dụng trong việc kiểm soát cơn đau gây ra bởi viêm khớp ức đòn.

Điều trị viêm khớp ức đòn

Người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc để điều trị viêm khớp ức đòn

Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng tại nhà. Nếu phát hiện những vấn đề sau khi sử dụng thuốc phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Tiêm Steroid

Trường hợp bị viêm khớp ức đòn mà các phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện tiêm corticosteroid hoặc tiêm thuốc tê vào phần khớp bị tổn thương. Tiêm Steroid phải tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ yêu cầu vì nếu quá liều có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng.

Tuy có tác dụng giảm đau hiệu quả và khả năng kiểm soát viêm nhiễm tốt, phương pháp này có thể gây nhiều tác dụng phụ như làm loãng xương, tăng huyết áp, hoại tử xương vô mạch, nhiễm trùng khớp, làm mỏng sụn,…

Điều trị phẫu thuật

Trường hợp viêm khớp ức đòn diễn tiến nghiêm trọng và không thể chữa khỏi bằng việc sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng trở lên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Một số hình thức phẫu thuật thường được áp dụng là:

  • Nội soi làm sạch (Arthroscopic joint debridement): Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống nhỏ có gắn camera vào trong cơ thể thông qua vết rạch nhỏ, sau đó sử dụng thiết bị để loại bỏ phần mô hoặc sụn bị viêm và các gai xương. Phẫu thuật nội soi là phương pháp tương đối phổ biến với tình trạng viêm khớp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương đòn trong: Đây là hình thức phẫu thuật mở hoặc nội soi nhằm cắt bỏ một phần nhỏ xương đòn trong, màng hoạt dịch bị viêm hoặc đĩa đệm trong khớp nếu bị tổn thương. Hình thức phẫu thuật này thường rất hiếm khi được thực hiện do có độ nguy hiểm cao và có thể gây tổn thương những bộ phận khác.

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể được tư vấn một số bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ việc giảm đau, tăng lưu thông máu và giúp hỗ trợ hoạt động của khớp ức đòn. Các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng có thể giúp khớp và cơ hoạt động linh hoạt hơn, nhờ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của chuyên gia để đảm bảo thực hiện đúng cách, tránh tác dụng ngược.

Vật lý trị liệu cải thiện viêm khớp ức đòn

Người bệnh có thể tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để hỗ trợ điều trị viêm khớp

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tư vấn áp dụng phương pháp kích thích thần kinh qua da (TENS) để truyền các dòng điện nhỏ qua thiết bị, làm gián đoạn quá trình truyền các tín hiệu đau đến não, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh.

Điều trị chăm sóc cải thiện

Để giảm đau và hỗ trợ quá trình cải thiện, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Chườm nóng: Bạn có thể dùng khăn ngâm qua nước ấm vừa phải hoặc túi chườm ấm đắp lên phần vai trên ngực trong vòng 20 phút, giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng co cứng.
  • Chườm lạnh: Đây là phương pháp áp dụng giúp làm giảm các cơn đau, đồng thời làm co mạch để giảm sưng và giảm viêm. Bạn có thể chườm bằng khăn lạnh trong vòng 10 – 15 phút. Lưu ý, không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên người để tránh tổn thương trên da.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Một số bài tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giúp hỗ trợ khớp hoạt động linh hoạt hơn, giảm đau nhức. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi luyện tập bởi việc tập luyện quá sức có thể khiến bệnh lý thêm nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa viêm khớp ức đòn

Để phòng ngừa viêm khớp ức đòn, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối có thể giúp phòng ngừa viêm khớp ức đòn, cụ thể, bạn nên tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, omega-3 để hỗ trợ chống oxy hóa và kháng viêm. Canxi và Vitamin D cùng là những dưỡng chất cần thiết giúp xương thêm khỏe mạnh, giảm nguy cơ loãng xương.
  • Hạn chế các chất kích thích như cafein, đồ ngọt, rượu, thực phẩm chế biến có nhiều chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải để tránh tình trạng thừa cân gây áp lực lên khớp xương.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ tầm 30 phút mỗi ngày với cường độ thích hợp. Bạn nên đảm bảo vận động đúng cách và tránh tình trạng tập quá sức làm tổn thương các khớp.
  • Tránh làm những công việc phải mang vác vật nặng quá sức, tạo áp lực lớn lên khớp. Trong trường hợp bắt buộc, hãy sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, đệm và băng cố định để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về khớp và sức khỏe tổng quát.

Việc điều trị viêm khớp ức đòn thường tốn nhiều thời gian và công sức, các khớp đã tổn thương cũng rất khó khôi phục lại hoàn toàn. Do đó, việc phòng ngừa từ sớm và điều trị ngay khi bệnh chưa tiến triển quá nghiêm trọng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ khớp xương. Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và xây dựng những thói quen trong vận động, người bệnh nên bổ sung thêm những tinh chất thiên nhiên có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ xương khớp từ bên trong.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra những dưỡng chất như Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ), Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng),… có vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình sản xuất Collagen Type 2 và Aggrecan – chất tạo nên sụn khớp.

Những dưỡng chất trên đã được kết hợp để tạo nên sản phẩm JEX thế hệ mới – viên uống giúp xương chắc khỏe đến từ Mỹ – giúp hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Ngoài ra, sử dụng JEX còn có tác dụng ngăn ngừa các yếu tố gây viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,… nhờ đó tránh viêm nhiễm sụn khớp và đảm bảo chất lượng của dịch khớp.

Sử dụng JEX đều đặn 2 viên mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp ức đòn, làm chậm sự phát triển của các bệnh lý về xương khác và bảo vệ xương chắc khỏe.

Jex cải thiện viêm khớp ức đòn

Bổ sung các tinh chất thiên nhiên từ JEX để bảo vệ sụn khớp và cải thiện tình trạng viêm khớp ức đòn

Viêm khớp ức đòn nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và dẫn đến liệt khớp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe xương khớp, bạn nên thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường và thực hiện các biện pháp phòng tránh từ sớm.

14:06 18/07/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ