Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Cấu tạo khớp gối và 11 bệnh lý khớp gối thường gặp
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất cơ thể. Khớp gối nằm ở vị trí trung tâm tiếp giáp và liên kết 3 trục xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân (xương chày). Bên cạnh đó, khớp gối còn đóng vai trò như một khớp bản lề, hoạt động nhờ vào sự phối hợp của hệ thống gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp.
Khớp gối là khớp có kích thước lớn nhất trong cơ thể
Khớp gối giữ nhiều chức năng quan trọng sau:
Đáp ứng nhu cầu vận động của con người.
Giữ cân bằng và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
Duy trì sự linh hoạt và khả năng vận động như chạy, đi bộ, đứng, ngồi, nhảy.
Giảm xóc và áp lực lên xương ống chân khi tiếp đất sau động tác nhảy.
Đảm bảo sự xoay chuyển linh hoạt và sử dụng đầu gối chuyển động theo nhiều hướng.
Cấu tạo của khớp gối khá phức tạp, gồm nhiều thành phần như:
Gồm có xương đùi, xương chày (xương ống chân), xương bánh chè (chỏm đầu gối) và xương mác.
Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể, các đầu tròn ở cuối xương (gần đầu gối) được gọi là lồi cầu.
Xương chày (xương ống chân) là xương kéo dài từ đầu gối xuống mắt cá chân.
Xương bánh chè là một xương nhỏ, hình tam giác nằm ở phía trước đầu gối, trong gân cơ tứ đầu.
Xương mác là xương một xương dài, mỏng ở cẳng chân ở phía bên, chạy dọc theo mặt của xương chày từ đầu gối đến mắt cá chân.
Sụn khớp là lớp mô trong suốt, dẻo, trơn bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng mà không gây đau khi di chuyển. Trong đầu gối có 2 loại sụn khớp:
Sụn chêm: Bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, là cấu trúc dạng sụn sợi nằm giữa 2 đầu xương chày và xương đùi. Sụn này hoạt động như một bộ giảm xóc ở đầu gối và tăng thêm sự ổn định cho khớp gối
Sụn hyaline: Sụn này bao phủ toàn bộ bề mặt của các khớp di chuyển.
Trong cấu tạo khớp gối, các dây chằng giữ nhiệm vụ gắn xương với xương và tạo sự ổn định cho đầu gối. Hệ thống này bao gồm:
Dây chằng chéo trước (đi từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi xuống bám vào phần trước của mâm chày), giữ nhiệm vụ ngăn không cho xương đùi trượt ra sau trên xương chày (hoặc ngăn xương chày trượt ra trước trên xương đùi).
Dây chằng chéo sau (đi từ mặt trước ngoài của lồi cầu trong xương đùi xuống điểm bám phía sau dưới mâm chày, cách mặt mâm chày khoảng 1-1.5cm), giữ nhiệm vụ ngăn không cho xương đùi trượt ra trước trên xương chày (hoặc xương chày trượt ra sau trên xương đùi).
Các dây chằng chéo giữa và dây chằng bên ngăn không cho xương đùi trượt từ bên này sang bên kia.
Có hai nhóm cơ chính xung quanh đầu gối là cơ tứ đầu và cơ gân kheo.
Cơ tứ đầu là tập hợp của 4 cơ ở mặt trước của đùi, có nhiệm vụ giữ thẳng khớp đầu gối bằng cách co đầu gối cong về từ dạng tư thế duỗi thẳng.
Cơ gân kheo (Cơ hamstring) là một nhóm gồm 3 cơ ở mặt sau của đùi, giữ nhiệm vụ hỗ trợ đầu gối uốn cong.
Gân là các mô có tính đàn hồi nhằm nối cơ với xương và giúp ổn định khớp. Gân lớn nhất ở đầu gối là gân sao, bao bọc xương bánh chè, chạy lên đùi và bám vào cơ tứ đầu.
Bao hoạt dịch khớp gối là túi chứa đầy dịch lỏng, có vai trò như miếng đệm khớp, giúp giảm ma sát giữa cơ, xương, gân và dây chằng. Ở vùng gối, bao hoạt dịch khá phức tạp. Chúng lót bên trong bao khớp, bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch.
Hệ thống động mạch và tĩnh mạch xung quanh đầu gối có trách nhiệm cung cấp máu và nuôi dưỡng cấu trúc khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tuổi tác, di truyền, chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại, cân nặng,…
Khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ tại vùng gối mỗi khi vận động, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ thấy đầu gối sưng tấy, khớp phát ra tiếng kêu khi cử động, cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng, đi lại khó khăn… Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ ngày một tăng nặng, chức năng vận động của khớp gối sẽ giảm dần, thậm chí dẫn đến biến chứng teo cơ, nhiễm trùng khớp, mất khả năng vận động.
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi
Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn ở khớp gối do sự phản ứng quá mức của các yếu tố gây viêm. Viêm khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: tuổi tác, di truyền, cân nặng, viêm khớp sau chấn thương, bệnh lý ở khớp gối (thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch,…).
Teo cơ, biến dạng khớp hoặc dính khớp, suy giảm chức năng vận động, thậm chí tàn phế là những biến chứng mà viêm khớp gối có thể gây ra nếu không có biện pháp điều trị thích hợp. Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức, sưng đỏ quanh khớp, cứng khớp gối, khó vận động hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị bệnh từ sớm.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, diễn biến mãn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.
Một số dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng giúp mọi người phát hiện sớm bệnh gồm: đau hoặc nhức khớp, cứng khớp vào buổi sáng, sưng đỏ và nóng ở phần mềm quanh khớp, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn xâm nhập vào khớp, gây ra tình trạng sưng tấy và đau khớp. Tình trạng này chủ yếu xảy ra tại khớp gối, tuy nhiên khớp vai và khớp hông cũng là những vị trí chịu ảnh hưởng.
Trong hầu hết trường hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và nếu phát hiện sớm, có thể cần hút dịch viêm ra khỏi khớp là giải quyết được vấn đề. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài, nó có thể tiến triển thành viêm xương, thoái hóa khớp hoặc để lại di chứng tổn thương khớp vĩnh viễn.
Khô khớp gối là tình trạng khớp không tiết ra dịch khớp hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít, không đủ để bôi trơn. Ban đầu, bệnh chưa gây đau nhức mà chủ yếu làm phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở khớp mỗi khi vận động. Theo thời gian, khi dịch nhờn mất đi ngày càng nhiều thì âm thanh này càng rõ ràng hơn, kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, tê cứng và sưng tấy ở khớp.
Khô khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như lão hóa, hậu quả của chấn thương, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, tác dụng phụ của thuốc,… Theo các chuyên gia, khô khớp gối không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp.
Cứng khớp là tình trạng các khớp trong cơ thể không còn linh hoạt, nhanh nhẹn như bình thường, khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động cử động như co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp ngón tay, bàn tay, xoay cổ, cúi người… Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài.
Cứng khớp có thể là biểu hiện của các bệnh lý về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… Do đó, hãy tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị sớm khi tình trạng này xuất hiện thường xuyên.
Người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng cứng khớp gối
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tràn dịch khớp gối có thể là kết quả của chấn thương tại chỗ như bong gân, rách dây chằng, gãy xương do hoạt động quá sức. Ngoài ra, một số bệnh lý như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gút, nhiễm trùng khớp gối,… cũng dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thế nên mỗi người sẽ có hướng điều trị khác nhau. Hiện nay, bệnh có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm, nội soi chọc hút dịch khớp, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi hoạt dịch.
Gout (gút) là một dạng viêm khớp gây sưng đau ở các khớp chân, đặc biệt là ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác như đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay.
Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa khi acid uric tăng cao hình thành nên các tinh thể natri urat. Khi những tinh thể này lắng đọng tại các mô quanh khớp gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Trật khớp đầu gối được hiểu là trật khớp đùi – chày, là chấn thương rất nặng và hiếm gặp. Do các thành phần trong cấu tạo khớp gối liên kết với nhau rất vững chắc nên cần 1 lực tác động rất mạnh mới có thể làm trật khớp gối. Bệnh nhân thường bị trật khớp gối sau tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương khi chơi các môn thể thao đối kháng mạnh.
Trật khớp gối là một tình trạng sức khỏe cấp tính, cần can thiệp điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng không mong muốn như tê liệt chi dưới.
Nguy cơ gãy xương có thể xảy đến với mọi chiếc xương trong cấu trúc khớp gối gồm xương chày, xương đùi, xương mác và xương bánh chè khi đầu gối chịu lực tác động lớn hoặc đột ngột. Do đó, tránh các tác động ngoại lực lên khớp gối là cách giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương tại khớp này.
Chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng khớp gối một cách khoa học là cách duy nhất giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý tại khớp gối. Dưới đây là những điều bạn cần làm để nâng cao sức khỏe cho khớp gối:
Khớp gối là nơi chịu trọng tải lớn và cũng là vị trí điều khiển hoạt động chính của cơ thể, nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương và hao mòn. Do đó, chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…(có trong JEX thế hệ mới) để giúp khớp gối khỏe mạnh, phòng ngừa viêm khớp và làm chậm thoái hóa khớp là điều hết sức cần thiết.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những tinh chất thiên nhiên trong JEX thế hệ mới có khả năng điều hòa miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp diễn biến nặng, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.
Đồng thời, kích thích tế bào sụn sản sinh chất nền (Collagen type 2 và Aggrecan), thúc đẩy tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, làm tăng chất lượng dịch khớp. Từ đó, giúp khớp gối giữ được cấu trúc bền vững, chuyển động trơn tru và linh hoạt.
JEX thế hệ mới với thành phần 100% từ thiên nhiên giúp xương chắc khỏe, vận động linh hoạt
Chế độ ăn uống khoa học vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa giúp nâng cao sức khỏe hệ xương khớp. Chính vì thế, bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho khớp, mọi người cần xây dựng một thực đơn ăn uống cân đối, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Trong đó, các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp bao gồm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega-3, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa chẳng hạn như rau xanh và trái cây tươi, cá thu, cá mòi và các loại hạt, sữa và chế phẩm từ sữa. Đồng thời, tránh tối đa các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn.
Nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực, căng thẳng quá mức cho hệ xương khớp. Đặc biệt, trong quá trình làm việc và vận động cần chú ý đến tư thế, tránh ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, vặn/ xoắn đầu gối quá mạnh; khi chơi thể thao cần tránh những động tác mạnh, đột ngột, nếu cần thiết hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu gối chuyên dụng để bảo vệ khớp gối tốt hơn.
Luyện tập thể dục điều độ là cách giúp khớp không bị căng cứng, đồng thời tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho xương khớp, trong đó có khớp gối. Chuyên gia cũng khuyến cáo, với một người bình thường nên vận động 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày trong một tuần để phát huy hiệu quả của các bài tập.
Hy vọng các thông tin chia sẻ của Jex về cấu tạo khớp gối và bệnh lý thường gặp ở khớp trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc duy trì và bảo vệ khớp của mình.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ