Cảnh giác khi các khớp xương hay kêu

Trong quá trình lao động và sinh hoạt hằng ngày, do sai tư thế hay vận động quá mức, các khớp xương thường có biểu hiệu đau nhức. Bạn có thể thờ ơ với những cơn đau thoáng qua này, tuy nhiên, khi các khớp xương kêu răng rắc, bạn nên bắt đầu lo lắng cho sức khỏe xương khớp của mình. Âm thanh này có thể là triệu chứng cảnh báo một căn bệnh xương khớp bạn đang mắc phải, vì thế, bạn cần cảnh giác, hết sức cảnh giác.

Khớp kêu khi vận động

Các khớp xương kêu do sụn và xương dưới sụn bị hư tổn

Các khớp xương kêu lục cục nhưng vô hại

Đây là tiếng kêu do hiện tượng túi chứa dịch trong khớp bị kéo căng đột ngột và phát ra âm thanh. Các âm thanh phát ra từ khớp nếu không kèm theo các triệu chứng đau, sưng… và bạn cảm thấy thoải mái thì đó là “chuyện thường tình ở huyện”, bạn không cần phải lo ngại.

Các khớp xương kêu do sụn và xương dưới sụn bị hư tổn

Sụn khớp đóng vai trò như miếng đệm bao bọc lấy đầu xương, ngăn không cho các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau gây cọ xát, hấp thụ lực tác động và điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp có thể vận động bình thường.

Xương dưới sụn nằm ngay bên dưới sụn khớp, có nhiệm vụ cùng dịch khớp cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sụn khớp thông qua thẩm thấu giúp thúc đẩy sự chuyển hóa và hỗ trợ sụn khớp trong việc hấp thụ lực tác động để khớp vận động bình thường.

Chính vì vậy, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương thì các đầu xương không còn lớp sụn bảo vệ sẽ tiếp xúc, cọ xát với nhau và phát ra âm thanh – đó chính là dấu hiệu cho thấy khớp đã bị thoái hóa. Và sự tổn thương cùng lúc của bộ đôi sụn và xương dưới sụn càng làm tăng những cơn đau và tiếng khớp xương kêu răng rắc mỗi khi vận động.

Xương khớp kêu

Khớp xương kêu khi cử động do thiếu dịch khớp

Ngoài lớp sụn đệm, để các khớp xương hoạt động tốt cần phải có một chất hoạt dịch (hay còn gọi là dịch nhầy, dịch khớp) có tác dụng bôi trơn các đầu xương và sụn. Khi tuổi càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không “trơn tru” và phát ra tiếng kêu, theo sau đó là cảm giác đau nhức, đặc biệt là khi cử động khớp.

Xương khớp phát ra tiếng kêu

Tiếng kêu do gân

Gân là phần nối giữ cơ với xương, khi cọ xát vào xương cũng có thể tạo ra tiếng kêu. Hiện tượng này thường xảy ra khi các gân bị viêm do chuyển động lặp đi lặp lại và vì thế người bệnh thường đau trước khi có tiếng kêu.

Cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang. Tránh ngồi hàng giờ cong vẹo người khi làm việc, xem tivi. Không nên thực hiện động tác bẻ ngón tay kêu răng rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.

Nếu chỉ thấy xuất hiện tiếng lạo xạo đơn thuần, không có triệu chứng gì khác kèm theo thì bạn không nên ngừng hoạt động, bởi bất động khớp kéo dài khiến người bệnh dễ bị cứng khớp. Hàng ngày, người bệnh nên tập luyện vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm hạn chế bệnh lý xương khớp tiến triển.

Box mua hàng Jex

09:34 28/11/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ