Thoát vị đĩa đệm nội xốp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là một dạng hiếm gặp của thoát vị đĩa đệm nhưng rất khó chẩn đoán bởi thường không tạo ra các thay đổi bên ngoài đĩa đệm. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cũng gặp phải những triệu chứng cơ bản là đau mỏi lưng và hạn chế vận động. Nếu không được chữa trị đúng cách, loại tổn thương đĩa đệm này có thể chèn ép dây thần kinh, dẫn đến nguy cơ teo cơ và mất cảm giác các chi.
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là dạng hiếm gặp của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
Thoát vị đĩa đệm nội xốp (tiếng anh là Internal Disc Disruption, viết tắt là IDD) là khái niệm dùng để mô tả sự gián đoạn bên trong đĩa đệm, cụ thể là tình trạng suy thoái thành phần nhân nhầy (Nucleus Pulposus) mà không phát triển thành điểm thoát vị đĩa đệm như thông thường. Đây là một thể thoát vị đĩa đệm đặc biệt bởi nhân nhầy thay vì tràn ra ngoài theo vết nứt (rách) của bao xơ hình khuyên, đè lên rễ thần kinh thì rò rỉ từ vết nứt xuyên tâm xuất chảy vào ống sống, đè nén lên mô xốp ở bên trong đốt sống.
Sự phá vỡ này làm mất tính ổn định của cấu trúc và sinh hóa bên trong đĩa đệm, nhưng không gây biến dạng hình dáng của đĩa đệm, thế nên nhìn từ bên ngoài, đĩa đệm gần như toàn vẹn. Thoát vị nội xốp xảy ra chủ yếu ở đĩa đệm cột sống thắt lưng và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, kể cả người trẻ tuổi, tuy nhiên đối tượng phổ biến nhất vẫn là những người trên 60 tuổi.
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm nội xốp
Sự phân loại này dựa trên hình dạng vết rách ở bao xơ vành khuyên và mức độ đau nhức do đĩa đệm thoát vị nội xốp gây ra, trong đó giai đoạn 0 tức là đĩa đệm hoàn toàn khỏe mạnh. Cụ thể các giai đoạn tiến triển của bệnh như thế nào, bạn hãy tham khảo bảng mô tả dưới đây.
Các giai đoạn thoát vị nội xốp | Đặc điểm |
Giai đoạn 1 | Vết rách mới hình thành, kéo dài đến ⅓ vòng xơ bên trong[1] của đĩa đệm. |
Giai đoạn 2 | Vết rách đã phát triển đến ⅓ giữa vòng xơ đĩa đệm. |
Giai đoạn 3 | Vết rách kéo dài tới ⅓ vòng xơ bên ngoài[2] của đĩa đệm. |
Giai đoạn 4 | Vết rách duy trì ở mốc ⅓ vòng xơ bên ngoài như giai đoạn 3 nhưng khuếch tán sang 2 bên khiến vùng tổn thương của bao xơ mở rộng hơn. |
[1], [2]: Bao xơ của đĩa đệm gồm vòng bên trong và vòng bên ngoài. Cả 2 đều chứa thành phần chính là collagen, nhưng vòng ngoài chủ yếu là collagen loại I, còn vòng trong chủ yếu là collagen loại II.
Thường thì thoát vị nội xốp đĩa đệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chưa gây ra dấu hiệu bất thường, chỉ khi bước qua giai đoạn 3 và giai đoạn 4, người bệnh mới cảm nhận rõ rệt cơn đau. Những thông tin tiếp theo sẽ giúp bạn nhận diện cơn đau thoát vị nội xốp một cách chi tiết và chính xác hơn.
Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm nội xốp
Ở giai đoạn đầu, vì không gây ra bất biểu hiện bất thường nào nên người bệnh dường như không hề hay biết một vết rách manh nha hình thành ở vòng xơ đĩa đệm. Chỉ đến khi tiến triển sang giai đoạn 3 và 4, người bị thoát vị nội xốp mới ý thức được có điều gì đó bất ổn đang xảy đến với cơ thể thông qua các triệu chứng cụ thể sau:
-
Cơn đau âm ỉ, tăng nặng khi ngồi lâu, lái xe, vặn người, gập người, ho, nâng đồ vật và giảm khi nghỉ ngơi hoặc nằm duỗi thẳng lưng. Trường hợp nghiêm trọng, cơn đau thắt lưng sẽ kèm theo những đợt co thắt cơ.
-
Tại vị trí đĩa đệm bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng nóng rát và sưng tấy do nhân nhầy của đĩa đệm tràn vào ống sống gây phản ứng viêm.
Người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội ở tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị nội xốp
Ngoài ra, đau nhức khiến người bệnh sợ vận động và ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hàng loạt các vấn đề như yếu cơ, giảm cân, cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi và căng thẳng.
Phân biệt đau thoát vị đĩa đệm thông thường và đau thoát vị nội xốp
Tìm hiểu thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm |
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm nội xốp
Mặc dù đặc điểm và biểu hiện khác biệt, thế nhưng những nguyên nhân khiến đĩa đệm bị thoát vị nội xốp cũng tương tự như thoát vị đĩa đệm thông thường, đó là:
1. Thoái hóa cột sống
Cột sống bị thoái hóa do quá trình viêm phá hủy sụn và xương dưới sụn sẽ dần trở nên suy yếu. Điều này làm tăng áp lực lên các đĩa đệm nằm giữa đốt sống trong quá trình vận động, khiến chúng dễ bị hư tổn và mất ổn định.
Vì vậy, để hạn chế thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị nội xốp nói riêng, chúng ta cần phải kiểm soát hay nói đúng hơn là làm chậm được quá trình thoái hóa cột sống. Hiện nay, giải pháp giúp bảo tồn và duy trì cột sống vững chắc dài lâu đó là bổ sung tinh chất chuyên biệt vừa có tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm, ngăn chặn tiến trình viêm phá hủy cột sống vừa thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn, giữ vững cấu trúc của cột sống.
Và các dưỡng chất thiên nhiên quý bao gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới chính là nhóm dưỡng chất làm tốt nhất nhiệm vụ này. Đó là lý do Chuyên gia Tăng Hà Nam Anh khuyến cáo: Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…
Bộ dưỡng chất Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… giúp hỗ trợ kiểm soát viêm, làm chậm thoái hóa cột sống, hỗ trợ ngăn chặn thoát vị nội xốp
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học
2. Chấn thương
Những chấn thương bất ngờ xảy ra trong lúc làm việc, di chuyển hay vui chơi, chẳng hạn như ngã xe, tai nạn giao thông, khuân vác đồ vật, va chạm thể thao… ảnh hưởng đến cột sống, có thể dẫn đến tổn thương cấu trúc bên trong đĩa đệm. Đặc biệt, những người từng bị chấn thương cột sống nhưng không được khắc phục triệt sẽ phải đối diện với nhiều di chứng ở cột sống, điển hình là thoát vị nội xốp.
3. Lão hóa
Theo thời gian, hệ xương khớp của chúng ta sẽ bị hao mòn, không giữ được hình dạng và cấu trúc ban đầu. Đối với đĩa đệm, lão hóa khiến nhân nhầy mất nước còn bao xơ thì giòn và dễ rạn nứt, âm thầm tạo ra các vết rách xuyên tâm, mở đường cho nhân nhầy chảy vào ống sống gây ra hiện tượng thoát vị nội xốp đĩa đệm.
4. Đặc tính công việc
Tải trọng lên cột sống càng lớn, lực đè nén mà đĩa đệm phải gánh chịu càng cao. Vậy nên, những người làm công việc yêu cầu dùng nhiều sức và lực ở cột sống như nhân viên bốc vác, thợ hồ, nông dân, công nhân... thường là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao bị thoát vị nội xốp đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác.
5. Cân nặng vượt chuẩn
Chỉ số cân nặng BMI lý tưởng của người trưởng thành là 18.5 - 24.9. Áp dụng công thức BMI = Cân nặng/ (chiều cao)x2, nếu chỉ số cân nặng vượt mức 25 nghĩa là bạn đang bị thừa cân. Hoặc bạn có thể tính online tại đây: https://www.lic-ecogreen.com.vn/vn/
Như bạn đã biết, một trong những chức năng chính của cột sống là chịu tải trọng cơ thể. Vậy nên, khi trọng lượng cơ thể vượt chuẩn sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm - bộ phận nằm kẹt giữa các đốt sống cũng không thể tránh khỏi “phiền lụy”.
6. Hút thuốc lá
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, độc tố trong thuốc lá cản trở mạch máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến nuôi đĩa đệm. Thiếu oxy và dinh dưỡng khiến đĩa đệm nhanh chóng xơ hóa và nứt, đến gần hơn với rủi ro thoát vị.
Hút thuốc lá cản trở mạch máu vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến đĩa đệm khiến đĩa đệm dễ bị suy thoái
Bên cạnh đó, nguy cơ bị thoát vị nội xốp sẽ tăng cao khi có các yếu tố như bệnh paget xương, tư thế vận động không phù hợp, thay đổi chuyển động đột ngột, dinh dưỡng mất cân bằng, di truyền…
Thoát vị đĩa đệm nội xốp có nguy hiểm không?
Ở đầu bài viết, chúng tôi đã đề cập đến đặc điểm của thoát vị đĩa đệm nội xốp đó là dù cấu trúc bên trong bị gián đoạn nhưng hình dạng bên ngoài của đĩa đệm gần như không hề bị biến đổi. Điều này có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.
Khi đĩa đệm bị thoát vị nội xốp tiến triển sang giai đoạn nặng (giai đoạn 3 hoặc 4), ngoài những cơn đau nhức ê buốt thấu xương, khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, thì còn dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda Equina Syndrome). Hội chứng này không chỉ làm giảm chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt động của bàng quang và trực tràng.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, hội chứng chùm đuôi ngựa có thể để lại những biến chứng nặng nề như rối loạn tiểu tiện, teo cơ và liệt hai chân. Hậu quả này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng “cướp mất” sự tự chủ và tự do trong cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy chán chường và bế tắc.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nội xốp
Nếu chỉ thực hiện các bước thăm khám lâm sàng và thu thập thông tin tiền sử bệnh lý, tổn thương ở cột sống mà bệnh nhân cung cấp thì rất khó để chẩn đoán thoát vị nội xốp và phân biệt nó với các căn bệnh xương khớp khác. Để chắc chắn đó là thoát vị đĩa đệm nội xốp, bác sĩ cần áp dụng cùng lúc những biện pháp thăm khám cận lâm sàng sau:
-
Chụp X - quang
Chụp X - quang không giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán thoát vị nội xốp, nhưng sẽ giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng dễ nhầm lẫn là do đĩa đệm thoát vị như khối u xương, gãy (rạn) xương, dị tật cột sống… Hơn nữa, hình ảnh X - quang cũng phản ánh một phần tình trạng của xương và sụn, đặc biệt là sự thay đổi cấu trúc xương đến từ bệnh paget xương hoặc loãng xương.
-
Chụp CT scan
Chụp cắt lớp CT scan đem đến hình ảnh chi tiết về xương đốt sống và các cấu trúc xung quanh cột sống. Từ đó, bác sĩ có thể kết luận cơn đau mà người bệnh đang trải qua là bởi thoát vị nội xốp hay thoát vị đĩa đệm thông thường.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Kỹ thuật này mang lại hình ảnh đa chiều và rõ nét về cấu trúc cột sống, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị thoát vị và đánh giá được mức độ thoát vị nội xốp. Hình ảnh cộng hưởng từ cũng cho phép bác sĩ quan sát thấy phần ống sống chịu ảnh hưởng bởi phần đĩa đệm thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm nội xốp không dễ “lật tẩy”, nhất là khi bệnh ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Do đó, bạn hãy đến bệnh viện uy tín, có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình được trang bị máy móc hiện đại và quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm (như Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh) để được chẩn đoán chính xác và nhanh chóng nhất.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội xốp
Một khi đĩa đệm đã bị thoát vị, việc phục hồi lại nguyên vẹn như ban đầu là điều không thể. Lúc này, mục tiêu của phác đồ chữa trị là không để tổn thương nặng hơn, giữ đĩa đệm ở trạng thái tốt nhất có thể. Căn cứ vào mức độ thoát vị và phạm vi bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ đưa ra một hoặc kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp điều trị sau đây:
1. Dùng thuốc
Các loại thuốc thường dùng cho người bệnh thoát vị nội xốp là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ. Sử dụng nhóm thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng thoát vị nhưng nếu lạm dụng thời gian dài hoặc uống quá liều lượng quy định, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, tích nước, phù nề…
Lời khuyên của chuyên gia: Cơn đau thoát vị nội xốp do nhân nhầy tràn vào ống sống gây viêm đốt sống. Vì vậy,bên cạnh thuốc, bạn có thể bổ sung sản phẩm chứa các hoạt chất có khả năng hỗ trợ kiểm soát phản ứng viêm, giảm đau xương khớp từ gốc như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới. Bộ dưỡng chất này hoàn toàn thiên nhiên sẽ giúp hỗ trợ bạn giảm đau, giảm viêm một cách an toàn.
2. Vật lý trị liệu
Chương trình vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng đĩa đệm và tăng cường sức mạnh cho các bó cơ hỗ trợ cột sống. Nhờ đó, người bị thoát vị nội xốp có thể vận động dễ dàng và trơn tru hơn.
Vật lý trị liệu là một hành trình lâu dài nhưng sẽ góp phần giảm đau, cải thiện vận động và hỗ trợ phòng chống biến chứng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần nỗ lực tập luyện và phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ vật lý trị liệu mới đạt được kết quả tốt nhất.
3. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu qua da
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu được áp dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2, khi bao xơ chưa bị rách nhiều. Các phương pháp thường dùng là giảm đau bằng cách tiêm steroid tại đĩa đệm bị thoát vị, giảm áp đĩa đệm bằng sóng cao tần hoặc Laser...
4. Cố định cột sống
Đai lưng có tác dụng cố định cột sống và giảm tải áp lực cho đĩa đệm giúp người bệnh bớt đau nhức và vận động linh hoạt hơn. Cũng như việc dùng thuốc, khi sử dụng đai nẹp lưng, bạn nên tham khảo khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại đai (nẹp) và cách dùng thích hợp với tình trạng thực tế của bản thân.
5. Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm nội xốp sẽ đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn bằng thuốc, nghỉ ngơi và vật lý trị liệu. Ngoại trừ trường hợp nhân nhầy lọt vào ống sống gây tê liệt hai chân và rối loạn bàng quang, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nội xốp như thế nào?
Rất khó để ngăn chặn hoàn toàn thoát vị nội xốp, thế nhưng chăm sóc xương khớp bài bản từ sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ thoát vị đĩa đệm nội xốp. Vậy làm thế nào để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, đĩa đệm dẻo dai dài lâu?
-
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt, làm chậm thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Bổ sung JEX thế hệ mới sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa bởi các dưỡng chất trong sản phẩm gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate có khả năng thúc đẩy tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (Collagen và Aggrecan), hỗ trợ tăng tái tạo sụn và xương dưới sụn. Đảm bảo được chất lượng và số lượng sụn, xương dưới sụn sẽ giữ độ bền và dẻo dai cho cột sống, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hạn chế nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
-
Nghỉ ngơi hợp lý
Vận động quá sức gây áp lực lên toàn bộ hệ cơ xương khớp, khiến đĩa đệm bị suy thoái nhanh hơn. Bạn nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý để xương khớp có thời gian thư giãn, tái tạo và phục hồi.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối
Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ xương khớp. Bạn có thể tham khảo danh sách: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì để xây dựng cho mình một khẩu phần dinh dưỡng cân đối, tốt nhất cho xương khớp.
-
Tập luyện thể dục thể thao điều độ
Xương khớp sẽ dẻo dai hơn nếu bạn dành khoảng 30 phút mỗi ngày để chạy bộ, bơi lội, đạp xe, chơi cầu lông, đánh bóng bàn… Nhưng bạn cần lưu ý là không nên tập luyện quá sức, nếu thấy cơ thể mệt mỏi hãy dừng lại ngay.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý khác
-
Thay đổi thói quen có hại cho xương khớp
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ngồi cong lưng… đều là những thói quen xấu, có thể làm gia tăng nguy cơ thoát vị nội xốp - Bạn hãy cố gắng điều chỉnh hoặc từ bỏ càng sớm càng tốt nhé!
Ở giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm nội xốp thường không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Vì thế, việc chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ là cách duy nhất giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu thoát vị, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời, phòng tránh bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.