Trang chủ - Bệnh xương khớp - Viêm khớp - Đau chân trái, phải: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị nhức mỏi chân
Đau chân có thể xảy ra đột ngột rồi tự biến mất, nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng và ngày một tăng nặng. Chân bị đau tiềm ẩn nhiều bệnh lý mạn tính mà nếu không chữa trị kịp lúc sẽ dẫn đến những “hậu họa” khôn lường. Bài viết sau đây sẽ trang bị cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để chủ động ứng phó khi cơn đau chân không rõ nguồn gốc bất ngờ xuất hiện.
Đau chân là cảm giác đau hoặc khó chịu ở bất kỳ vị trí nào trên đôi chân với những trạng thái khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội như dao đâm, khu trú tại một điểm hoặc lan tỏa ra thành vùng rộng lớn. Bạn có thể bị đau chân trái, đau chân phải hoặc đau cả hai chân kèm theo hiện tượng tê, ngứa ran và bỏng rát.
Cơn đau chân bắt nguồn từ việc hoạt động quá mức hoặc chấn thương nhẹ thường biến mất trong thời gian ngắn và có thể được xoa dịu bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân bị đau là do ảnh hưởng của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó và “không có hồi kết” thì cần được chẩn đoán và điều trị y khoa ngay từ sớm.
Điều quan trọng là mỗi người phải nhận thức được những gì đang xảy ra trong thời gian cơn đau chân xuất hiện. Bởi vì, chỉ khi bản thân tự đánh giá sự thay đổi ở chân là bất thường thì bạn mới đưa ra quyết định thăm khám chính xác và kịp thời, phòng tránh những rủi ro ẩn sau cảm giác đau nhức chân tưởng như bình thường này.
Cơn đau có thể lan tỏa khắp chân và cũng có thể khu trú tại một vị trí nhất định tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, cảm giác này thường xảy ra và biểu hiện rõ ràng nhất là ở các bộ phận sau:
Đầu gối.
Cổ chân.
Bàn chân.
Đây là các khớp động nên vừa phải hoạt động tần suất cao vừa phải chịu sức ép lớn từ trọng lượng cơ thể. Do đó, những bộ phận này rất dễ gặp chấn thương và mắc các bệnh lý xương khớp phổ biến với biểu hiện đặc trưng là đau nhức.
Đầu gối là vị trí dễ bị chấn thương và mắc bệnh lý xương khớp nên thường xuyên đau nhức
Ngoài ra, chân bị đau một phần hay toàn phần còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà đôi chân của bạn đang phải gánh chịu. Hãy cố gắng khoanh vùng cơn đau một cách cụ thể nhất để việc “truy tìm thủ phạm” khiến bạn bị đau chân trở nên dễ dàng hơn
Đau nhức chân không phải tình trạng hiếm gặp. Chỉ cần bạn đi bộ hay chạy nhiều hơn thường ngày là đôi chân cũng có cảm giác đau mỏi.
Nếu đau chân do hoạt động quá mức thì không đáng lo ngại, bởi chỉ cần nghỉ ngơi và vận động điều độ trở lại, chân sẽ hết đau. Nhưng nếu sau một vài ngày, chân vẫn đau nhức và có xu hướng đau hơn khi di chuyển, bạn nên đặt nghi vấn cho các nguy cơ sau:
Bệnh lý xương khớp, điển hình là viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống thắt lưng…
Chấn thương ở khớp, xương hoặc mô mềm gồm cơ, dây chằng và gân.
Một số căn bệnh toàn thân khác, chẳng hạn máu đông, suy giãn tĩnh mạch hoặc tuần hoàn kém…
Nói như vậy để khi gặp tình trạng này, mọi người không nên chủ quan. Dù bị đau chân trái hay đau nhức chân phải kéo dài, bạn cũng nên đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán chính xác nguồn gốc vấn đề.
Ngoại trừ trường hợp đau chân do chấn thương hoặc những điều trị đang theo dõi thì các dấu hiệu sau đây giúp bạn xác định thời điểm nào cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra chân đau. Lời khuyên dành cho bạn là không bao giờ được bỏ qua bất kỳ cơn đau chân bất thường nào, nhất là khi cảm giác này diễn ra trong nhiều ngày, có xu hướng lặp lại và đi kèm với các triệu chứng khác:
Chân sưng đỏ và ấm khi chạm vào.
Đi lại khó khăn và khả năng chịu lực của chân yếu dần.
Đầu gối, cổ chân phát ra âm thanh răng rắc hoặc lục cục.
Căng cứng các khớp, khó co duỗi và đứng lên ngồi xuống.
Chân nhợt nhạt.
Sốt, khó thở và cơ thể mệt mỏi.
Đôi chân của chúng ta sẽ không “vô duyên vô cớ” giở chứng đau nhức. Vậy nên, thay vì cố gắng chịu đựng, bạn hãy đến gặp chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn cách loại bỏ “nỗi đau” này sớm nhất có thể nhé!
Cảm giác đau nhức đeo bám đôi chân nhiều ngày cảnh báo chúng ta về nhiều vấn đề nguy hiểm. Dưới đây là những nhóm nguyên nhân gây đau chân phổ biến mà bạn cần chú ý:
Đau nhức, sưng tấy và căng cứng chân là những triệu chứng đặc trưng của các bệnh xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout… Vậy cơn đau chân biểu hiện như thế nào khi bạn mắc một trong những bệnh lý này?
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn theo thời gian.
Mặc dù thoái hóa có thể làm hư hỏng bất kỳ khớp nào, nhưng những khớp động (như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân) dễ bị thoái hóa dẫn đến đau chân nhất. Để làm chậm tiến trình thoái hóa và cải thiện chức năng khớp, người bệnh cần chiến lược chữa trị lâu dài.
Biểu hiện của cơn đau chân do thoái hóa
Ở giai đoạn nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện khi vận động và dịu đi khi nghỉ ngơi. Theo thời gian, khớp bị hư hại nặng, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và dai dẳng hơn.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp do rối loạn tự miễn. Tức là hệ thống miễn dịch phóng thích ra chất gây viêm tấn công màng hoạt dịch của khớp và từ màng hoạt dịch, quá trình viêm sẽ dần tiếp cận và phá hủy sụn, xương dưới sụn làm biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp có xu hướng phát triển ở hai bên cơ thể nên sẽ khiến cả chân trái và chân phải bị đau
Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trước tiên như khớp bàn chân, khớp ngón chân, khớp ngón tay… Viêm khớp dạng thấp còn có thể làm giảm chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể ngoài khớp gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Biểu hiện của cơn đau chân do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra đồng thời ở hai khớp đối xứng nằm hai bên cơ thể, thế nên bạn sẽ cảm thấy đau mỏi cả hai chân. Cảm giác đau nhức sẽ diễn ra từ từ và lặp đi lặp lại với mức độ tăng dần.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng hợp nhất một số đốt sống làm cho cột sống kém linh hoạt và có thể dẫn đến tư thế gập người về phía trước. Đây cũng là một bệnh lý thuộc nhóm viêm khớp tự miễn, ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.
Biểu hiện của cơn đau chân do viêm cột sống dính khớp
Cơn đau viêm cột sống dính khớp bắt đầu thắt lưng, rồi lan dần xuống bàn chân theo mặt sau của hông, đùi và bắp chân. Mức độ đau gia tăng vào buổi chiều và khi bạn thay đổi tư thế hoặc ngồi xổm.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là tình trạng khớp bị viêm trên nền bệnh vẩy nến (các mảng da đỏ có vảy bạc). Hầu hết các trường hợp phát triển bệnh vẩy nến trước và sau đó được chẩn đoán là bị viêm khớp, nhưng đôi khi viêm khớp có thể bắt đầu trước khi các mảng da bị vảy nến xuất hiện.
Biểu hiện của cơn đau chân do viêm khớp vảy nến
Phần chân bị đau do bệnh viêm khớp vảy nến thường là các ngón chân và mặt sau gót chân. Cơn đau và các dấu hiệu khác của bệnh sẽ biến mất sau thời gian ngắn, nhưng chỉ là tạm thời vì chúng sẽ quay trở lại.
Viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng là hậu quả của sự nhiễm trùng ở một bộ phận khác trong cơ thể – phổ biến là ruột, bộ phận sinh dục và đường tiết niệu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong khoảng 1 – 4 tuần sau khi bệnh nhiễm trùng khởi phát.
Biểu hiện của cơn đau chân do viêm khớp phản ứng
Cơn đau liên quan đến viêm khớp phản ứng xảy ra chủ yếu ở đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Đôi khi, người bệnh có thể bị đau ở gót chân, thắt lưng hoặc mông.
Gout
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phức tạp liên quan đến chức năng chuyển hóa chất của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh gout có thể đến và tự biến mất, nhưng sẽ bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.
Biểu hiện của cơn đau chân do gout
Bệnh gout khiến chân đau đột ngột và dữ dội nên bạn có thể phải thức giấc lúc nửa đêm với cảm giác bỏng rát ở ngón chân cái. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi khởi phát và kéo dài khoảng 3- 5 ngày.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch cung cấp chất nhờn cho khớp bị viêm nhiễm, làm giảm chất lượng dịch nhờn gọi là viêm bao hoạt dịch. Đầu gối, mắt cá chân và khớp ngón chân cái là các vị trí dễ mắc phải căn bệnh này.
Biểu hiện của cơn đau chân do viêm bao hoạt dịch
Cơn đau và các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch thường bắt đầu dần dần và có thể nặng hơn theo thời gian. Bạn có thể cảm thấy đau khi di chuyển hoặc thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi.
Hẹp ống sống
Những thay đổi về mặt cấu trúc của cột sống liên quan đến quá trình thoái hóa gây ra hiện tượng hẹp ống sống. Không gian ống sống bị thu hẹp tạo áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, làm suy giảm chức năng vận động của khớp xương, nhất là vùng từ thắt lưng trở xuống.
Biểu hiện của cơn đau chân do hẹp ống sống
Bị hẹp ống sống, bạn sẽ nhận thấy cơn đau ở một hoặc cả hai chân khi phải đứng trong thời gian dài hoặc đi bộ quá lâu. Thông thường, cảm giác này sẽ giảm bớt nếu bạn cúi người về phía trước hoặc ngồi xuống.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng qua hông và mông xuống mỗi chân. Những người bị thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống là đối tượng có nguy cơ đau thần kinh tạo cao.
Biểu hiện của cơn đau chân do đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến nhiều vị trí, nhưng tập trung ở thắt lưng, mông, mặt sau của đùi và bắp chân.Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ xảy ra một bên của cơ thể, thế nên bạn chỉ cảm thấy đau chân phải hoặc đau chân trái.
Cơn đau thần kinh tọa tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, bỏng rát và dữ dội. Và khi bạn ho, hắt hơi hay ngồi làm việc lâu có thể làm cơn đau trầm trọng thêm.
Viêm gân Achilles
Gân Achilles là dải mô kết nối cơ ở mặt sau cẳng chân với xương gót chân. Khi vận động quá mức hoặc đột ngột tăng cường độ tập luyện sẽ dẫn đến viêm gân Achilles. Đó là lý do, tình trạng này xảy ra phổ biến ở vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi thể thao.
Biểu hiện của cơn đau do viêm gân Achilles
Đau chân do viêm gân Achilles ban đầu là cơn đau nhẹ ở phía sau chân. Càng về sau, cơn đau sẽ dàng dữ dội hơn khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển.
Những chấn thương gây đau ở chân do ngoại lực tác động và trong quá trình vận động bao gồm:
Căng cơ
Bong gân
Rách dây chằng
Trật khớp
Những cơn đau chân bất ngờ xảy ra do chấn thương khi chơi thể thao, làm việc hoặc đi lại
Khác với bệnh lý xương khớp, phần lớn trường hợp đau chân do chấn thương đều có thể xác định được ngay lập tức nguồn gốc của cơn đau. Vì thế, việc cần làm lúc này là đến bệnh viện xử lý chấn thương để giảm đau và khôi phục khả năng vận động cho đôi chân một cách nhanh nhất
Những đợt co thắt cơ do chuột rút gây ra cơn đau chân đột ngột ở phần bắp chân. Cảm giác đau nhói này thường chỉ thoáng qua hoặc kéo dài vài phút.
Chuột rút phổ biến vào ban đêm và ở người lớn tuổi. Ước tính cứ 3 người trên 60 tuổi thì có 1 người bị chuột rút vào ban đêm và 40% bị chuột rút trên 3 lần mỗi tuần (1).
Hẹp động mạch ngoại biên – PAD gây đau chân do máu, oxy và chất dinh dưỡng lưu thông kém. Nếu hẹp động mạch chủ chậu sẽ khiến đùi bị đau, còn nếu hẹp động mạch đùi – khoeo sẽ khiến bắp chân bị đau.
Đau chân còn do các nguyên nhân ít phổ biến như khối u lành tính hoặc ác tính phát triển ở xương đùi, xương ống chân; thoát vị đĩa đệm; suy giãn tĩnh mạch; chứng đau đùi dị cảm; tiểu đường; suy thận… Ngoài ra, chân của bạn có thể bị đau vì đi giày cao gót suốt cả ngày hay nằm ngủ nghiêng sang một bên, chân này đè lên chân kia…
Bạn có thể giảm bớt nguy cơ đau chân bằng việc tạo dựng thói quen sinh hoạt, vận động và chăm sóc sức khỏe khoa học. Bạn có thể lập kế hoạch phòng ngừa đau chân cho từng nhóm nguyên nhân cụ thể như sau:
Các bệnh lý xương khớp gây đau nhức chân là bởi sự hoạt động quá mức của phản ứng viêm. Chính vì vậy, để ngăn chặn cơn đau gia tăng, chúng ta cần phải kiểm soát được quá trình viêm ở các khớp xương của chân.
Hiện nay, Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên dùng kết hợp sản phẩm dành riêng cho xương khớp như JEX thế hệ mới nhằm hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị cũng như hỗ trợ giảm các tác dụng phụ của các thuốc kháng viêm, giảm đau khi sử dụng trong thời gian dài. JEX thế hệ mới là sản phẩm có khả năng hỗ trợ ức chế các chất gây viêm, từ đó giảm đau từ gốc. Sản phẩm chứa nhiều tinh chất quý, có lợi cho khoeps như Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Eggshell Membrane…
Sử dụng JEX thế hệ mới, ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển giúp kiểm soát nhanh cơn đau chân và hỗ trợ phòng chống các bệnh lý xương khớp chuyển nặng. Bạn nên sử dụng sản phẩm này để bảo vệ xương khớp từ sớm, đặc biệt là ngay khi nhận thấy chân đau mỏi bất thường để không làm gián đoạn cuộc sống.
Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trong mọi hoạt động là cách duy nhất để bạn tránh đau chân do chấn thương. Dù khó có thể ngăn chặn 100% các chấn thương ở chân, nhưng nếu cẩn thận trong từng cử động (không xoay khớp gối và vặn cổ chân quá mạnh, không thay đổi di chuyển đột ngột…) và trang bị những dụng cụ hỗ trợ khi cần thiết (đeo băng bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao, mang đệm lót gót chân khi chạy bộ…), đôi chân của bạn sẽ tránh được đáng kể số lần đau đớn vì chấn thương.
Để phòng ngừa chuột rút gây đau chân, điều quan trọng nhất là bạn phải ghi nhớ đó là luôn thực hiện các động tác khởi động trước khi tập luyện và thư giãn cơ khi kết thúc buổi tập. Cùng với đó, bạn cần uống đủ nước và cung cấp đầy đủ vitamin D, E, B, kẽm, kali, natri, magiê… cho cơ thể.
Đối với căn bệnh hẹp động mạch ngoại biên, để phòng ngừa, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý dưới đây:
Bỏ hút thuốc lá.
Tập thể dục đều đặn (30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần).
Áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh.
Kiểm tra đường huyết định kỳ.
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Từ kế hoạch ngăn ngừa đau chân theo từng nhóm nguyên nhân cụ thể, chúng ta có thể rút ra hai yếu tố cơ bản đó là: Xây dựng lối sống khoa học (ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn, nói không với chất kích thích, quản lý cân nặng…) và chủ động bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp từ sớm. Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp bảo vệ đôi chân bạn khỏe mạnh nhất có thể.
Cũng giống như khi phòng ngừa, giải pháp chữa đau chân cũng được bác sĩ lựa chọn dựa vào nguyên nhân gây đau. Ngoài ra, mức độ đau và phạm vi ảnh hưởng của cơn đau chân cũng là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mỗi người.
Những bệnh xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng… không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu chữa trị trọng tâm là giảm đau và ngăn chặn biến chứng, duy trì chức năng vận động.
Để đạt được mục tiêu này, bác sĩ có thể kết hợp thuốc giảm đau kháng viêm, vật lý trị liệu và phẫu thuật (nếu khớp bị hư hỏng nặng).
Cùng với các chỉ định của bác sĩ, người bệnh vẫn phải duy trì lối sống lành mạnh và tăng cường dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng ức chế viêm, giảm đau an toàn như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới.
JEX thế hệ mới sở hữu bộ dưỡng chất chuyên biệt giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả
Bạn có thể loại bỏ cơn đau chân tại nhà nếu đó là một chấn thương nhẹ bằng việc áp dụng các biện pháp đơn giản như:
Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại để vết thương có thời gian tự chữa lành.
Chườm đá vào khu vực bị thương khoảng 15 phút mỗi lần, có thể làm 3 – 4 lần/ ngày. Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da mà nên bọc trong khăn tắm hoặc túi vải.
Dùng băng thun quấn quanh vị trí chấn thương nhưng không quá chặt.
Kê chân trên miếng đệm hoặc gối khi nằm hoặc ngồi để giảm bớt trọng lực lên chân.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, để giúp giảm bớt sự khó chịu khi chân của bạn lành lại.
Đó là đối với chấn thương nhẹ, còn chấn thương nặng (gãy xương, đứt dây chằng, trật khớp) thì đương nhiên cần đến sự can thiệp y tế. Bác sĩ sẽ quyết định băng bó hoặc phẫu thuật sau khi chụp chiếu, kiểm tra vết thương kỹ lưỡng.
Thuốc giảm đau không có ý nghĩa với cơn đau chân xảy ra đột ngột do chuột rút, nhưng kéo giãn và xoa bóp cơ sẽ rất hữu ích. Khi chân bị chuột rút, để giảm đau, bạn hãy ngồi xuống, duỗi thẳng chân, rồi dùng tay nắm lấy ngón chân và kéo về phía cơ thể.
Làm như vậy sẽ giúp bó cơ bị căng cứng dần dần trở về trạng thái ban đầu và cảm giác đau chân sẽ dịu dần đi. Cơn đau thuyên giảm, bạn hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh bằng gót chân cho đến khi cơn chuột rút biến mất hoàn toàn.
Khi bị chuột rút, việc nắn bóp và kéo các ngón chân về phía cơ thể sẽ giúp giảm đau nhanh
Đối với các bệnh lý toàn thân như hẹp động mạch ngoại biên, ung thư xương, bệnh lý tim mạch… bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu để giảm nhẹ các triệu chứng, bao gồm cảm giác đau ở chân. Trong quá trình điều trị, bạn có thể dùng thêm sản phẩm bảo vệ xương khớp từ thiên nhiên như JEX thế hệ mới để hỗ trợ giảm đau chân hiệu quả hơn.
Đau chân có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó việc chẩn đoán kỹ càng là điều vô cùng quan trọng, giúp đưa ra chiến lực điều trị trúng đích. Nếu nhận thấy chân đau không rõ nguyên do, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ