Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm những điều kiện gì?

Việc phát hiện, điều trị sớm viêm khớp dạng thấp có thể giúp giảm đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia xương khớp cho biết, những người xuất hiện các triệu chứng nhẹ của viêm khớp dạng thấp rất chủ quan và không điều trị từ sớm.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm khớp dạng thấp, nên sớm thăm khám và áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện đại nhất được đề cập trong bài viết này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm tự miễn mạn tính, chủ yếu gây tổn thương các khớp đối xứng và ngoại vi trong cơ thể như khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay,… Bệnh thường gây đau, sưng và cản trở chức năng của các khớp, thậm chí là biến dạng khớp. Ngoài hạn chế khả năng vận động của các khớp, viêm khớp dạng thấp có thể gây sốt và mệt mỏi.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và nhiều hệ lụy sức khỏe khác trên khắp cơ thể.

Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp hiện chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng, bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng hoạt dịch (lớp màng lót mặt trong bao khớp) và các mô trong khớp, gây ra viêm và tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp có triệu chứng khác nhau tùy vào tình trạng viêm và mức độ tiến triển ở mỗi người. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là:

  • Khớp ấm, sưng và đau.
  • Cứng khớp vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy (chúng thường chỉ linh hoạt trở lại sau hơn một giờ).
  • Các khớp bị đau, cứng thường không được sử dụng nhiều, điều này có thể khiến các cơ yếu dần theo thời gian.
  • Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên thường gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể nói chung.
  • Khi bệnh tiến triển, các cục nhỏ cứng gọi là nốt dạng thấp xuất hiện dưới da, dễ dàng sờ được.
  • Tình trạng viêm mạn tính này thường ảnh hưởng các khớp đối xứng nhau và khớp ngoại vi như: bàn ngón tay, bàn ngón chân, cổ tay, cổ chân, đầu gối,…

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Sưng đỏ, đau nhức tại các khớp khi cử động có thể báo hiệu bạn bị viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp không thể chỉ bằng một xét nghiệm. Thay vào đó, các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp dựa vào sự kết hợp giữa thăm khám tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác bệnh.

Những tiến bộ trong khoa học giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là việc xác định các cytokine chính là tác nhân gây viêm màng hoạt dịch (TNF-α, IL-1 và IL-6). Từ đó, giúp các phương pháp can thiệp điều trị chính xác hơn.

Theo đó, có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp:

1. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987

Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology – ACR) năm 1987 là một hệ thống đánh giá được sử dụng để xác định người bệnh có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này đặt ra một số tiêu chí, nếu bệnh nhân đáp ứng có nghĩa là được chẩn đoán đã mắc bệnh.

Theo tiêu chuẩn ACR năm 1987, người bệnh cần đáp ứng ít nhất 4 trong các tiêu chí sau để được coi là mắc viêm khớp dạng thấp:

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít nhất 60 phút.
  • Sưng mô mềm (viêm khớp) hay tràn dịch tối thiểu 3trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay..
  • Sưng khớp gian đốt gần, khớp đốt ngón tay hoặc khớp cổ tay.
  • Sưng đối xứng các khớp trên cơ thể.
  • Nốt thấp khớp.
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
  • Hao mòn khớp hoặc loãng xương quanh khớp ở khớp tay, cổ tay. Tích tụ chất lỏng trong ít nhất một khớp hoặc màng hoạt dịch bị viêm.

Đáp ứng ít nhất 4 tiêu chí đầu tiên trong khoảng thời gian tối thiểu 6 tuần là tiêu chuẩn đủ để chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR năm 1987. Tuy nhiên, hệ thống đánh giá này đã được cải tiến và hiện nay ACR đã công bố tiêu chuẩn mới (ACR/EULAR 2010) để đánh giá và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

2. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010)

Vào năm 2010, Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) và Liên đoàn chống bệnh thấp khớp Châu Âu (EULAR) thống nhất các tiêu chí phân loại các đặc điểm RA xuất hiện sớm trong quá trình điều trị bệnh, đó là ACPA – một dấu ấn sinh học dự đoán bệnh tiến triển.

Các loại tiêu chí ACR/EULAR 2010 được nhóm thành bốn phân loại: triệu chứng khớp; huyết thanh học (bao gồm RF/ ACPA); thời gian xuất hiện triệu chứng, cho dù <6 tuần hay >6 tuần; và chất phản ứng giai đoạn cấp tính (CRP/ ESR).

Các tiêu chí được phát triển thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng phân tích các nhóm bệnh nhân để xác định đặc điểm bệnh nào đã thuyết phục các bác sĩ lâm sàng bắt đầu điều trị MTX.
  • Giai đoạn 2: Các quyết định dựa trên sự đồng thuận và tạo ra một hệ thống tính điểm để dự đoán bệnh nhân nào có nguy cơ tiến triển bệnh dai dẳng hoặc hao mòn khớp.
  • Giai đoạn 3: Quan sát triệu chứng khớp; xét nghiệm máu; xét nghiệm chất phản ứng giai đoạn cấp tính (CRP và tốc độ máu lắng ESR).

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo EULAR 2010 được ứng dụng rộng rãi tại các phòng khám cơ xương khớp

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cận lâm sàng

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cận lâm sàng không chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất, cần sự kết hợp của việc quan sát triệu chứng, kết quả lâm sàng và dữ liệu hỗ trợ khác. Dưới đây là các yếu tố cận lâm sàng thường được sử dụng để đưa ra chẩn đoán viêm khớp dạng thấp:

  • Triệu chứng: Người bệnh thường có các triệu chứng như đau và sưng ở các khớp trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất 6 tuần. Các khớp bị ảnh hưởng thường là khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp ngón chân…
  • Đánh giá vùng bị ảnh hưởng: Xác định số lượng và vị trí các khớp bị viêm, cảm giác cứng khớp buổi sáng hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiểm tra dấu hiệu viêm như sưng, nóng, đỏ và đau ở các khớp.
  • Kết quả xét nghiệm: Xét nghiệm máu có thể bao gồm các chỉ số viêm như tốc độ kết tủa hồng cầu (ESR) và kháng C-reactive protein (CRP). Xét nghiệm này có thể phản ánh mức độ viêm trong cơ thể.
  • Chụp X-quang, siêu âm… có thể được thực hiện để xem xét các biểu hiện xương hủy hoại hoặc biểu hiện viêm khớp dạng thấp khác.
  • Tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010: Tiêu chuẩn này giúp kết quả chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác hơn.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cận lâm sàng phụ thuộc vào sự kết hợp và đánh giá toàn diện của các yếu tố trên, và cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế như bác sĩ chuyên khoa thấp khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe chung của bệnh nhân và sau đó kiểm tra các khớp, tìm dấu hiệu viêm khớp. Ví dụ, bác sĩ có thể đo phạm vi chuyển động của khớp, ấn lên khớp để xem mức độ đau và kiểm tra độ bền của khớp. Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là:

1. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc loại trừ viêm khớp dạng thấp bao gồm các xét nghiệm phát hiện:

  • Yếu tố dạng thấp (RF).
  • Kháng thể kháng Peptide citrullinated vòng (được gọi là ACPA hoặc anti-CCP).
  • Các dấu hiệu viêm như tốc độ máu lắng (ESR) và protein phản ứng C (CRP).

2. Kỹ thuật hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm, MRI hoặc hình ảnh y tế khác để kiểm tra các dấu hiệu của RA. Các xét nghiệm hình ảnh đặc biệt hữu ích nếu đánh giá tại phòng khám và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán hoặc loại trừ viêm khớp dạng thấp.

Siêu âm

Công nghệ hình ảnh này được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm của các màng hoạt dịch.

  • Tình trạng viêm màng hoạt dịch bao quanh khớp được gọi là viêm màng hoạt dịch, có thể phát triển thành pannus, một dấu hiệu đặc trưng của RA.
  • Viêm màng hoạt dịch bao quanh gân là một loại viêm bao hoạt dịch được gọi là viêm bao gân. Nghiên cứu cho thấy viêm bao gân ở ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của RA.

Siêu âm được thực hiện bằng cách sử dụng b-mode hoặc Doppler điện. Mặc dù ít phổ biến và đắt tiền hơn, Doppler điện có thể phát hiện hướng chảy của máu, cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng viêm hoạt dịch có đang hoạt động hay không. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để theo dõi phản ứng của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị, mặc dù nó hiếm khi được sử dụng trong thực hành lâm sàng.

Chụp X-quang

Trong giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể chỉ bị sưng khớp, nên không phát hiện được trên X-quang. Vì vậy, X-quang thường không được sử dụng để chẩn đoán sớm.

X-quang thường sử dụng với trường hợp bệnh RA đã tiến triển. X-quang có thể giúp phát hiện:

  • Tổn thương xương (mài mòn) xảy ra do viêm khớp dạng thấp lâu năm.
  • Không gian của khớp bị thu hẹp, xảy ra khi sụn khớp thoái hóa và xương trong khớp khít lại gần nhau hơn.

Có thể chấn đoán viêm khớp dạng thấp không

Chụp X-quang khớp bị viêm có thể chẩn đoán xem khớp đó có bị viêm khớp dạng thấp hay không

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI thường không cần thiết để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Vì MRI giống như siêu âm, có thể phát hiện tình trạng viêm và những thay đổi khác trong mô mềm của khớp trước khi quá trình xói mòn xương diễn ra. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy tổn thương xương. Nhược điểm của MRI là tốn nhiều thời gian và tốn kém hơn so với siêu âm hoặc X-quang.

Bài viết liên quan:

Đối với hầu hết mọi người, một khi bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển thì sẽ tồn tại vĩnh viễn. Hầu hết các phương pháp điều trị lâm sàng không đạt hiệu quả hoàn toàn. Dù không thể điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp, việc cải thiện triệu chứng và phòng bệnh tiến triển được nhiều người bệnh quan tâm.

Thấu hiểu sự khó chịu của căn bệnh này và mong muốn cải thiện bệnh của bệnh nhân, các nhà khoa học Mỹ đã thành công kết hợp các tinh chất thiên nhiên quý như bộ thành phần có trong JEX thế hệ mới: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có thể hỗ trợ:

  • Ngăn ngừa viêm khớp tiến triển nặng hơn, làm chậm quá trình khớp lão hóa, hỗ trợ bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ vào tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm sản sinh các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma,… bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp, giúp ngăn chặn quá trình viêm tại khớp, bảo vệ khớp tối ưu nhất.
  • Giảm đau nhức hiệu quả nhờ ngăn chặn không làm phản ứng viêm tiến triển, giúp xương khớp chuyển động êm trơn.
  • Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn tăng sinh chất chất nền, tăng cường chất lượng dịch khớp.

Jex cải thiện viêm khớp dạng thấp hiệu quả

15:22 19/09/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ